April 26, 2024

Vì Sao Đa Phần Những Người Thông Minh Đều Rất “Ki Bo”?

by

Trong cuộc sống, chúng ta luôn ca ngợi một điều rằng “đối nhân xử thế là phải hào phóng”, vì vậy không biết kiểm soát, lãng phí bừa bãi, dường như chỉ có làm như vậy, mới là cách thích hợp nhất để hòa đồng với thiên hạ.

Thực ra, so với một người “hào phóng”, những người đối nhân xử thế kiểu “ki bo” mới được đ.ánh gi.á cao hơn và đáng để người khác học hỏi.

“Ki bo” về tình cảm

Có một câu nói như này: “Đừng bao giờ yêu người khác hơn yêu mình.”

Yêu quá nhiều sẽ chỉ đem lại áp lực cho đối phương, cũng là tự khiến bản thân phải chịu những t.ổ.n th**ng không đáng có.

Một diễn viên nọ từng chia sẻ về câu chuyện hôn nhân của mình như này:

Cả hai vợ chồng cô đều là diễn viên, sau khi kết hôn, trọng tâm cuộc sống của cô đều đặt hết vào chồng mình.

Trước đó, mỗi lần chồng đi quay ở thành phố khác về, cô đều ra sân bay đón; mỗi lần chồng quay phim về, cô cũng nhất định phải ở nhà đợi chồng.

Nhưng sau đó, cô lại chia sẻ rằng:
“Dù có kết hôn s.inh con rồi, cũng đừng từ bỏ sự nghiệp của mình. Nếu không, mọi thứ mà bạn có đều sẽ là đến từ chồng, từ con, bạn sẽ không có cái gì là của mình nữa”.

Đối đãi với người và với chính mình, sợ hãi nhất chính là từ “quá”. Bất kể khi nào, cũng đừng “quá” yêu.

Muốn người khác để tâm tới bạn, trước tiên bạn phải học cách để tâm tới chính mình.

Phàm là chuyện gì cũng cần có cái độ, ít quá thì khó thành, mà nhiều quá thì lại dễ tan.

Yêu một người, đừng quá “hào phóng”, 7 phần cho người, 3 phần còn lại để dành cho bản thân.

Chừa cho mình một chút không gian, bạn mới có thể yêu đối phương một cách hoàn hảo hơn

“Ki bo” với thời gian

Trong một cuốn sách nước ngoài mang tên “Thời gian sẽ ghi nhớ” có một câu nói thế này: “Điều đẹp đẽ nhất và cũng t.à.n nh.ẫ.n nhất trên thế gian này đều giống nhau, đó là không thể quay lại”.

Đúng vậy.

Đời người, đừng lãng phí quá nhiều thời gian cho người khác.

Rất nhiều người có thói quen lãng phí thời gian của mình cho người khác, trong khi thời gian để đối đãi với bản thân lại vô cùng “keo kiệt”.

Đừng quá “hào phóng” với người khác, cũng đừng quá “keo kiệt” với bản thân, học cách “kinh doanh” cho tốt cuộc sống của mình, dành thời gian cho chính mình, sạc pin cho mình, làm phong phú cuộc đời mình.

Có một câu chuyện như này:

Thời cổ đại, ở Trung Quốc, có một thư sinh tên Mạnh Mẫn, chàng mua một chiếc nồi đất, nhưng trên đường về nhà lại không may làm rơi vỡ nó.

Mạnh Mẫn thậm chí còn không thèm liếc nhìn, cứ như vậy tiếp tục đi tiếp. Người đi đường cảm thấy kì lại liền chạy theo hỏi:

“Cái nồi đất của cậu vỡ rồi, sao cậu không thèm nhìn nó một lần vậy?”

Mạnh Mẫn đáp: “Nồi đất vỡ thì cũng đã vỡ rồi, nhìn nó thì được tác dụng gì?”

Thế gian này, tất cả mọi việc đều có cái giá của nó, khi bạn lãng phí thời gian cho những chuyện không đáng, bạn tự nhiên sẽ bỏ lỡ những điều đẹp đẽ hơn.

Thay vì vướng bận thời gian cho những người và chuyện không đáng, chi bằng đi làm gi.à.u cho bản thân.

Suy cho cùng thì đời người chính là một quá trình không ngừng tiến về phía trước.

Đừng vấn vương với những người và việc không đâu, cũng đừng lãng phí thời gian vào những thứ vô nghĩa.

Bởi lẽ sinh mệnh, vốn không nên lãng phí, thời gian cũng không nên bị phung phí một cách tùy tiện.

“Ki bo” với sức khỏe

Giữa nhịp sống hối hả như hiện nay, người người nhà nhà ai cũng liều mình làm việc, thức đêm tăng ca.

Mà không biết, mỗi một lần bạn “hết mình” như vậy, là một lần bạn phải trả giá bằng chính sức khỏe của mình.

Kai-Fu Lee (cựu quản trị công nghệ cao tại Apple, SGI, Microsoft và Google) cũng từng là một người cuồng công việc.

Đối với ông mà nói, ngủ là chuyện vô ích, ông muốn dành thời gian cho những việc có ý nghĩa hơn.

Vì vậy, cuối tuần tăng ca, ngày đêm đảo lộn, 2h sáng ngủ dậy, 5h bắt đầu làm việc, với ông, đây là chuyện như cơm bữa.

Trong lúc sự nghiệp đang thăng hoa, cơ thể ông bắt đầu có dấu hiệu sa sút vì làm việc quá độ, cuối cùng ông được chẩn đoán m.ắ.c b.ệ.nh UT hạch.

Kể từ sau đó, Kai-Fu Lee bắt đầu để ý tới việc nghỉ ngơi nhiều hơn, cân bằng giữa làm việc và thư giãn, cơ thể ông cũng dần dần hồi phục.

Chúng ta luôn xem tuổi trẻ là cái vốn mà không biết rằng không có sức khỏe, mọi thứ đều sẽ chỉ là con số 0.

Nhà văn người Áo, Stefan Zweig từng nói: “Con người ta khi còn trẻ, luôn cho rằng t.ử th.ầ.n và b.ệ.nh t.ậ.t sẽ chỉ để ý tới người khác”.

Đừng bao giờ bạc đãi cơ thể của mình, bởi lẽ bạn vĩnh viễn sẽ không bao giờ biết được rằng ngày mai và điều ngoài ý muốn, cái nào sẽ xảy ra trước.

Không có việc gì thì đi ngủ sớm, có thời gian thì vận động nhiều hơn chút.

Trên thế gian này, không có gì quan trọng hơn sức khỏe.

“Ki bo” với mình một chút, “keo kiệt” với cơ thể một chút, ngủ nghỉ cho đàng hoàng, sống cho lành mạnh, đó mới là lời giải thích tốt nhất dành cho chính mình.

“Ki bo” về thời gian

Có một câu nói như này:
“Mong muốn đơn giản, chỉ cần buông thả một chút là có thể hiện thực hóa. Còn những khát khao cao cấp, buông thả sẽ chẳng giúp ích được gì, nó cần tới sự tự giác kỷ luật và kiểm soát tốt bản thân”.

Trong thời đại tiêu dùng như hiện này, chúng ta đã gặp không ít trường hợp vì “tiêu dùng quá độ” mà đ.á.nh m.ấ.t đi chính mình và dần dần đưa cuộc đời xuống dốc.

Học cách khắc chế “mong muốn tiêu dùng” của bản thân, “keo kiệt” với cuộc sống một chút, bạn mới có đủ vốn để chống lại những điều ngoài ý muốn.

Có người nói, những ngày tháng an định, đều là nhờ “keo kiệt” mà ra.

Người trẻ hiện đại, họ sống nghiêm túc hơn bất kỳ ai, “keo kiệt” hơn bất kỳ ai.

Họ hiểu được rằng kiếm tiền không dễ, vì vậy càng phải trân trọng mỗi một đồng tiền mình làm ra, càng phải biết tiêu tiền vào những chỗ xứng đáng.

Có người nói, học cách “keo kiệt”, là năng lực mà bất cứ người trưởng thành nào cũng nên trang bị cho mình.

Học cách phân biệt giữa “muốn” và “cần”, bạn mới có thể tránh được mỗi một lần tiêu dùng quá độ.

Học cách chi tiêu hợp lý, mới ngăn mình rơi vào cảnh túng quẫn.

Một diễn viên từng nói:
“Tiền mà tôi kiếm ra đều là nhờ cái m.iệ.ng của tôi, nhờ mỗi một chương trình tôi tham gia, mỗi một bộ phim tôi đóng, làm sao có thể lãng phí được?”

Đúng vậy.

Là một người trưởng thành, trên có già dưới có trẻ, chỉ khi bạn học được cách “keo kiệt” về mặt tiền bạc, bạn mới tránh được sự lãng phí; chỉ khi học được cách “ki bo”, bạn mới hiểu được rằng nên tiêu tiền ở chỗ nào là đáng.

“Ki bo” với cuộc sống

Trang Tử trong “Tiêu Dao du” có viết:
Tiêu liêu sào vu thâm lâm; bất quá nhất chi; yến thử ẩm hà, bất quá mãn phúc”.

Ý muốn nói, ch.i.m hồng tước đ.ẻ trong rừng, chỉ cần một cành cây, cũng có thể xem là tổ; chuột chũi uống nước bên sông, cũng chỉ uống nước vừa dạ dày là thôi.

Động vật còn vậy, huống chi là con người.

Quần áo đẹp, túi xách bản giới hạn, điện thoại đời mới nhất, giày hàng hiệu…

Chúng ta luôn bất chấp để theo đuổi những thứ xa hoa, hào nhoáng, nhưng suy cho cùng, sống ở đời, thứ cần thiết, chẳng qua cũng chỉ là một nơi để dừng chân nghỉ ngơi, một vài món ăn lấp đầy d.ạ d.ày, một vài vật dụng cần thiết cho cuộc sống.

Một người già vì không muốn làm phiền con cái, nên đã lựa chọn vào viện dưỡng lão sống.

Cụ tuy giàu có, nhưng không hề đem theo những bảo vật mà mình sưu tầm được khi còn trẻ, ngược lại, cụ chỉ mang theo một vài bộ quần áo, vài cuốn sách và một vài dụng cụ nấu ăn theo mình.

Sau này, cụ cảm thán nói: “Những cái gọi là t.ài s.ản đều là dư thừa, chúng không hề thuộc về tôi, tôi chẳng qua cũng chỉ xem một lát, chơi một chút và dùng một chút. Chúng thực ra chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh thì đến rồi lại đi, tất cả chúng ta đều chỉ là khách qua đường”.

Henry David Thoreau từng nói: “Một người càng buông bỏ nhiều, càng gi.à.u có”.

Nhiều khi, chúng ta sở dĩ không vui vẻ, không phải vì bản thân cảm xúc, mà là vì d.ụ.c v.ọ.ng quá mãnh liệt, thứ muốn có quá nhiều.

Học cách “ki bo” với cuộc sống, buông bỏ d.ụ.c v.ọ.ng, không tự đ.á.nh m.ấ.t mình vào thế giới vật chất.

Cũng giống như Ludwig Mies van der Rohe nói: “Less is more.”

Trên mạng có một công thức “100 – 1 = 0”, ý muốn nói, đối đãi với người khác, dù bạn có làm tốt 100 chuyện, nhưng chỉ cần bạn làm 1 chuyện có lỗi với họ thôi, mọi điều tốt đẹp trước đó cũng đều sẽ trở về con số 0.

Hào phóng với người khác để rồi cuối cùng làm chính mình tủi thân, chi bằng học cách “ki bo” một chút.

Cưỡng cầu ít hơn, đơn giản nhiều hơn. Bạn sẽ phát hiện ra, khi bạn “ki bo” hơn một chút, đời sống của bạn cũng theo đó mà trở nên “cao cấp” hơn.

You may also like