Pháp thoại TRÍ TUỆ CẢM XÚC – Ni sư Liễu Pháp thuyết giảng tại chùa Giác Ngộ
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni và kính thưa quý Phật tử.
Hôm nay sư cô rất là vui được gặp lại quý Phật tử tại đạo tràng của chùa Giác Ngộ trong khóa tu một ngày an lạc.
Mỗi tuần quý vị để dành ra một ngày chủ nhật để đi đến chùa học Phật pháp, mà được điều đặt như vậy đó thì đây là một cái việc rất là tốt đẹp.
Bởi vì quý vị thấy á là hàng ngày chúng ta lo cho cái thức ăn vật chất để nuôi cái cơ thể vật chất của mình, mình rất là quan tâm, nhưng mà cái thức ăn cho cái tinh thần á đôi lúc mình lại không quan tâm lắm.
Đôi lúc quý vị cũng không có chọn lọc nữa.
Quý vị thấy á với thức ăn vật chất một ngày mình ăn có ba bữa thôi, có người thì ăn có hai bữa, có người ăn có một bữa.
Nhưng mà thức ăn tinh thần đó là tất cả những cái gì mà mắt mình thấy, tai mình nghe, mũi mình ngửi, lưỡi mình nếm, thân mình xúc chạm, ý mình suy nghĩ đó thì tất cả cái đó mà mình đưa cái gì vào ở trong tâm á thì cái đó đều là thức ăn cho tâm cả, cái đó gọi là thức thức.
Mà mình đôi lúc mình không có chọn lựa.
Quý vị thấy quý vị chọn lựa lắm, mở cái tivi ra họ chiếu cái gì coi cái đó.
Chính là những cái mình mình mà nếu muốn cho tâm hồn mình được nó trong sáng, được hiền thiện đó, được lành mạnh đó thì chúng ta cũng cần phải lựa chọn thức ăn.
Vì vậy cho nên tham gia những khóa học hay là nghe pháp hay đọc sách, đọc kinh á cũng là cái cách để mà chúng ta nuôi lớn cái pháp thân huệ mạng của mỗi người.
Và vì vậy cho nên là khi quý vị đi chùa đó quý vị thấy mình không phải học một vị thầy mà mình có được rất là nhiều vị thầy.
Mỗi vị thầy sẽ đến và chia sẻ những cái kinh nghiệm của mỗi bản thân và mỗi người sẽ giúp cho mình trên một cái lĩnh vực nào đó.
Thì hôm nay sư cô muốn chia sẻ với quý vị một đề tài mà bản thân của sư cô cũng rất là thích đó là nói về trí tuệ cảm xúc.
Chắc quý vị đã từng nghe từ trí tuệ cảm xúc rồi phải không? Thường thì mình hay nghe ở ngoài đời đó người ta hay nói về là chỉ số thông minh, gọi tiếng Anh gọi là IQ, Intelligent Quotient.
Cái chỉ số thông minh này đó là thường thường đó là người ta nói rằng là người ta có những cái bài tập về logic, về toán học để đo cái chỉ số thông minh của mỗi người.
Nếu như vô làm bài tập đó mà ai mà được điểm cao á thì cho rằng người đó là có chỉ số thông minh cao và như vậy sẽ là được đánh giá rất là cao, cho nên ngồi nói chuyện với nhau rồi ồ nó chỉ, nó IQ cao hoặc IQ thấp ha.
Nhưng mà cái IQ đó đó, chỉ số thông minh đó đó thì nó chỉ nói lên là cái hoạt động của trí óc thôi.
Và phần lớn đó thì nó mang tính di truyền nhiều hơn.
Ví dụ như cha mẹ có cái gen thông minh rồi con cái được cái gen thông minh.
Và cái chuyện mà thông minh á thì giống như là được bẩm sinh, có người ta nói là trời sinh, thực ra là bẩm sinh, khó mà thay đổi.
Tuy nhiên vào sau này người ta tìm ra một cái chỉ số thông minh khác mà quan trọng hơn cả cái chỉ số thông minh về về logic, về lý luận nữa.
Và và cái khái niệm này được gọi là chỉ số thông minh cảm xúc hoặc là trí tuệ cảm xúc.
Tiếng Anh người ta gọi là Emotional Intelligence.
Emotional là thuộc về cảm xúc và Intelligence là sự thông minh, gọi là thông minh cảm xúc, gọi là trí tuệ cảm xúc.
Và khái niệm này đó do một vị tiến sĩ tâm lý học người Mỹ tên là Daniel Goleman, ông ra một cái cuốn sách gọi là Intelligence, Emotional Intelligence.
Và cuốn sách đó đó trở thành cuốn sách mà bán chạy nhất trong vòng một năm rưỡi của nhà của nhà sách New York Times.
Và từ năm 1995 cho tới bây giờ đã được dịch ra được 40 thứ tiếng.
Và từ khi mà cuốn sách đó ra đó thì người ta mới biết rằng đó là không phải cái không phải là người ta thành công là nhờ cái chỉ số thông minh đâu.
Mà đôi lúc á chính là cái chỉ số mà trí tuệ cái thông minh cảm xúc nó còn quan trọng hơn cả cái thông minh về trí tuệ, cái cái thông minh bình thường của đầu óc nữa.
Và rất là nhiều người rất là thông minh nhưng mà không thành công.
Nhưng có những người không có thông minh lắm nhưng mà họ nắm được cái trí tuệ cảm xúc á thì họ lại thành công hơn.
Cho nên là nhiều người thông minh mà đi không phải đi làm nhân viên cho những cái người mà thông minh về cảm xúc.
Vì vậy cho nên trí tuệ cảm xúc á nó trở thành một cái khái niệm rất là quan trọng và từ đó nó trở thành có những cái ngành học tâm lý học đó giúp cho người ta hiểu về thông minh hay là trí tuệ cảm xúc và từ đó áp dụng vào trong đời sống, vào trong sinh hoạt gia đình và xã hội và công sở và đưa đến những cái thành công rất là lớn.
Đầu tiên á thì mình sẽ định nghĩa vậy thì thế nào gọi là trí tuệ cảm xúc? Thì theo trong các cuốn sách tâm lý học á người ta định nghĩa rằng là trí tuệ cảm xúc là cái khả năng nhận thấy rõ cảm xúc của chính mình và của người khác.
Và không những chỉ thấy rõ mà còn có thể kiểm soát được cái cảm xúc của mình.
Và dùng và sau nhờ mà kiểm soát được cho nên á là mình có thể chọn để khiến cho những cái cảm xúc đó nó thật thay vì á là nó cản trở cho mình thì nó sẽ trở thành một yếu tố giúp đỡ để cho mình sống tốt đẹp hơn, thành công hơn.
Đó thì như vậy mình thấy rằng với cái định nghĩa về cảm trí tuệ cảm xúc như vậy thì nó rất gần giống với là thiền chánh niệm của Phật giáo.
Bởi vì thiền chánh niệm của Phật giáo là gì? Chính là thấy rõ thân, thọ, tâm, pháp.
Nhưng mà trong này khi mà nói về cảm xúc á thì chỉ nói về thọ và tâm là chính.
Thọ là cảm thọ và tâm á là cả cái trạng thái tâm.
Còn trong thiền tứ niệm xứ đó là không những nói về tâm mà còn có quan sát luôn cả thân và các cái tiến trình xảy ra.
Tự nhiên là khi mà nó các nhà tâm lý học thì người ta chỉ xoáy sâu về cái mảng tâm lý mà thôi, cho nên á là khi mà nói về trí tuệ cảm xúc, đây là một cái cách nói rất là mới và rất là thực tế.
Và sư cô thích cái đề tài này là bởi vì nó giống như là một cái cách mà dùng một cái ngôn ngữ hiện đại của tâm lý học của phương Tây mà để giới thiệu một cái khái niệm và một cái pháp thực hành á nó rất là gần với thiền chánh niệm, thiền tứ niệm xứ của đạo Phật mà chúng ta đang học.
Và nhưng mà cái cách của người ta đó một cái cách vận dụng mà khiến cho mọi người cảm thấy nó gần gũi trong đời thực và nó không mang cái bản sắc tôn giáo để khiến cho người Thiên Chúa giáo người ta cũng có thể không ngần ngại để người ta học cái pháp này, hoặc là những người hồi giáo hay là những người không có tôn giáo chẳng hạn.
Vậy thì bây giờ hôm nay sư cô sẽ nói về cái khái niệm trí tuệ cảm xúc và nó giúp cho chúng ta như thế nào.
Thì trong cái phần mà trí tuệ cảm xúc á thì đầu tiên cái việc đầu tiên là chúng ta phải nhận thức rõ cảm xúc của chính mình.
Ví dụ như quý vị thấy rằng là không phải dễ mà nhận diện ra được cảm xúc của mình đâu.
Ví dụ như đó là có những lúc á là chúng ta hay nhất là người phương Đông của mình này, mình hay có cái đó là mình được dạy là mình phải cố gắng kiểm chế cảm xúc, buồn cũng không có được khóc, hoặc là nhất đặc biệt á là con trai mà được giáo dục á là con trai là phải mạnh mẽ lên, không có được khóc, không có được ủy mị.
Vì vậy cho nên á là những cái người con trai mà được lớn lên trong một cái gia đình mà Đông phương đó thì mỗi lúc mà buồn hay là hay là có cái cái tâm sự gì đó không có biết tâm sự với ai.
Bởi vì khi mà tâm sự ra thì người ta nói con trai gì mà yếu đuối ủy mị quá.
Thành ra người ta cứ đè nén và đè nén một hồi đó mà không có không có bộc lộ ra được á thì sẽ sinh ra bệnh trầm cảm.
Vì vậy cho nên là cái trong tâm lý học á người ta nói rằng cái bước đầu tiên để chúng ta mình có được trí tuệ cảm xúc chính là làm sao mà mình nhận diện được cái cảm xúc của mình đang trong giờ phút, trong mỗi cái giây phút là gì.
Ví dụ như là ví dụ như bây giờ mình đang ngồi đây mình có cảm xúc gì không? Có người thì mình cảm thấy vui vì hôm nay được đi chùa.
Hoặc là có người cảm thấy buồn bởi vì mặc dù mình vừa nghe tin một cái người bạn thân của mình bị bệnh hay mới qua đời, mình cảm giác nó buồn man mác chẳng hạn.
Thì hoặc là có người là mình vừa mới thành công một chuyện gì đó mà cái niềm vui đó nó cứ kéo dài suốt mấy ngày chẳng hạn.
Thành ra cái việc đầu tiên á mình phải nhận diện ra được cái cảm xúc của mình.
Và cái mà cảm xúc mà khó nhất á chính là những cái cảm xúc tiêu cực á, cảm xúc tiêu cực đôi lúc mình khó nhận diện ra lắm.
Ví dụ như là mình thấy bạn đi chùa cùng đi chùa về đó mà bạn bè của mình á thì họ thành công hơn, họ họ làm ăn làm ăn thì được á là phát đạt rồi họ đi cúng dường được nhiều rồi đôi lúc á là họ được gần gũi chư tăng ni nhiều hơn, họ không có cái mặc cảm.
Còn mình á mình có mặc cảm là mình không có được, không có phương tiện để mình cúng dường cho nên mình hơi buồn buồn.
Nhưng mà đến khi mà hỏi rằng đó có nhận diện ra được đó cảm xúc gì đó mình không có nhận diện ra.
Mình chỉ thấy buồn buồn vậy thôi.
Nhưng mà nếu như mình đi sâu vô mình mình xem thử đó cái cảm xúc đó là gì, nó có cái ganh tị không? Nó có cái tật độ đó không? Nó có cái cái là so sánh, nó có cái cái là tham mà không có được, có một cái chút tham vọng mà không có được đáp ứng á vân vân á thì để mà gọi tên cái cảm xúc đó ra đó là một điều rất là quan trọng.
Mà không phải dễ gọi tên, bởi vì đôi lúc á mình thiếu ngôn ngữ để mình diễn tả.
Bởi vì cái cái trạng thái mà nó buồn man mác thôi, mình chỉ biết buồn buồn vậy thôi chứ bây giờ nói kỹ hơn là nó như thế nào thì làm sao diễn tả được? Vậy thì làm sao để mình có cái vốn từ để mình diễn tả cái trạng thái của mình? Quý vị có được vốn từ là từ đâu? Có phải là từ mình đọc sách không? Cho nên mình đọc sách này, mình đọc kinh này, học Vi Diệu Pháp chẳng hạn.
Quý vị biết trong Vi Diệu Pháp á là diễn tả mô tả tới 121 loại tâm, 52 loại tâm sự.
Cho nên khi mình học như vậy thì mình biết rằng à cái tâm này là tâm ganh tị này, tâm này tâm bợn xẻn này, tâm này là tâm tài kiển này, tâm này tâm ngã mạn này, tâm này tâm nghi ngờ chẳng hạn đó, thì mình học.
Khi mình có học mình có được khái niệm và mình biết được cái trạng thái của cái khái niệm đó như thế nào đó thì khi đó mình nhận diện ra được cái tâm mình khi đó là tâm gì.
Còn nếu như mình không nhận diện ra được, không gọi tên ra được á, quanh chiều đôi lúc á là cảm xúc tiêu cực mà mình không có nhận ra, mà mình cứ tưởng rằng nó là tốt nha.
Hoặc là đó có khi mình cũng biết nó là tiêu cực nhưng mà mình không biết rằng là nó là dạng gì, tiêu cực nhưng mà nó là tham hay là sân hay là si hay là ngã mạn.
Mình không có nhận ra.
Nhưng mà vì sao mà phải nhận ra? Quý vị thấy đó khi mà mình nhận ra, mình nhận diện hay là mình gọi tên của một cái cảm xúc ra đó là để cho mình thấy nó rõ hơn.
Và không những thấy nó rõ hơn luôn mà mình thấy luôn được cái nguyên nhân vì sao mà mình có cái cảm xúc đó.
Và khi mà chúng ta thấy được cái nhân duyên của nó, thấy nó sinh lên như thế nào, rồi và chúng ta sẽ thấy á cái cảm xúc đó đó nó không phải nó đứng yên một chỗ đó ha.
Và thường á cái cảm xúc đó nó không phải chỉ một cảm xúc đâu nha, mà cái này nó kéo sinh ra cái khác, cái này cái khác lại kéo sinh ra cái khác nữa.
Ví dụ như là quý vị á là lỡ làm cái gì đó cho ai buồn, mình lỡ nói dối chẳng hạn thì khi mà mình nói dối đó thì vì một cái lý do nào đó mình muốn che giấu hoặc là mình sợ người ta biết những cái tiếng tư của mình cho nên quý vị nói dối.
Khi nói dối xong một cái á thì sau đó quý vị sẽ có cảm giác gì? Xấu hổ.
Mình xấu hổ vì mình đã nói dối, sau khi xấu hổ xong rồi mình sẽ thấy gì nữa? Ồ mình ăn năn, rồi mình bực bội về bản thân mình, rồi mình cảm thấy là mình ngại gặp lại cái người đó quá vì mình đã nói dối với họ.
Thành ra đó là từ cái từ cái cảm xúc này này nó dẫn tới cái hành vi của mình nó cũng bị ảnh hưởng.
Cảm xúc mà tiêu cực nó dẫn tới cái hành vi cũng tiêu cực luôn.
Vì vậy cho nên á vì sao mà chúng ta phải quan trọng cái cảm xúc? Bởi vì cảm xúc nó ảnh hưởng tới hành vi, mà hành vi chính là nghiệp của mình đó.
Cho nên khi mà chúng ta nhận diện được cảm xúc thì chúng ta sẽ thấy ngay được và có một cái hay trong việc nhận diện đó khi chúng ta hành thiền cũng vậy.
Khi mà chúng ta có tâm tham khởi lên mà chúng ta nhận ra ngay à đang có tâm tham, hoặc là đang có cái giận khởi lên mình thấy à mình đang giận.
Vậy thì đó mình quan sát cái giận á thì mình không còn đồng hóa mình với cơn giận nữa.
Cái này là một cái cái rất là rất là vi tế.
Mà nhiều khi mình không có nhận ra đó thì mình cứ đồng hóa mình với cơn giận đó, cho nên mình nói là ôi tôi giận lắm, tôi giận lắm.
Và hơn nữa đó mình lại cho rằng cái giận của mình là đúng.
Mình nói vì vì họ đối xử với tôi như vậy làm sao mà tôi không giận được, con cái mình hỗn hào rồi á là nó không quan tâm gì đến cha mẹ cả, rồi á là nó bất hiếu rồi nó coi thường, mình cảm thấy mình bị tổn thương, mình bị xúc phạm mình buồn và mình cho rằng cái buồn của mình nó chẳng đáng và mình gặp ai mình than thở hết đó đúng không? Than thân trách phận và mình cứ sống trong cái than cái trách đó.
Và mình cứ nói rằng là vì con mình nó làm cho mình buồn.
Nhưng mà khi một người mà có hiểu về cảm xúc của mình rồi đó mình cộng thêm một cái nữa đó là mình chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình.
Mình biết rằng đó thật ra con của mình nó chỉ là cái duyên thôi.
Còn á nó đối xử như vậy đối với mình, nhưng mà quan trọng á cái thái độ của mình như thế nào trở trở lại với cái thái độ của con mình, đó là cái chuyện quan trọng hơn.
Giả sử như là con mình mình thương nó, mình lo cho nó rồi đó mà đến khi nó bất hiếu, nó không có quan tâm tới mình, vậy vậy thì bắt đầu mình có buồn chứ, thật ra mình đừng có phạm nha đâu phải thánh đâu, cho nên đương nhiên cái đầu tiên quý vị sẽ buồn.
Nhưng mà sau đó đó quý vị phải có cái sự suy nghĩ chân chánh để làm sao á quý vị biết cái suy nghĩ chân chánh được gọi là chánh tư duy ở trong bát chánh đạo đó thì chánh tư duy nó có nó có cái tác dụng rất là quan trọng, đó là tư duy nếu là chánh tư duy thì nó nếu như nó sẽ khiến cho mình bớt tham, bớt sân và bớt có cái ý tưởng hại người khác, trả thù người khác.
Cho nên gọi là tư duy ly tham, tư duy ly sân và tư duy ly hại.
Gọi là chánh tư duy.
Vậy thì giả sử như bây giờ đúng ra đó là con cái nó đối xử với mình như vậy á là mình buồn lắm, mình giận lắm và thậm chí không muốn nhìn mặt nó luôn đúng không? Nhưng mà khi mà chúng ta bắt đầu chánh tư duy, chúng ta ngồi suy nghĩ vì sao mà mình thương con mình mà con mình nó không thương mình hả? Phải suy nghĩ chứ.
Chứng tỏ đó mình thương không đúng cách.
Quý vị có thấy không có những người thương con mà lo quá nhưng mà áp đặt lên con, bắt nó phải như thế này, bắt nó phải như thế kia, bắt nó nó không thích học y khoa mà bắt nó phải đi học y khoa được không? Nó không có thích á là nó không có thích là ví dụ như là nó không thích ăn món này hay không thích ăn món kia mà bắt nó phải ăn món này không được ăn món kia.
Rồi áo quần cũng vậy, nó mà thích cái kiểu bây giờ tuổi teen á nó thích ăn mặc cái kiểu nó hơi bụi đời một chút xíu, nó không hơi ngộ ngạo một chút xíu, cha mẹ lại thấy nhìn không được không được con mặc cái đó.
Nó mới mặc cái đồ chỉ mà như giẻ rách, giẻ rách tả tơi ha, mà trong khi nó thấy cái quần rách mà mà rào lỗ lỗ lỗ vậy nó thấy đẹp.
Mà không những nó thấy đẹp mà nguyên cả cái lũ bạn của nó cũng thấy đẹp luôn.
Nó là một cái thế hệ đó thấy cái đẹp của nó như vậy mà mình thì mình nhìn thấy giống như cái giẻ rách á, mình nhìn mình chịu không nổi, mình cũng nhìn trừng mắt lắm ha, bắt nó phải dẹp cái đồ đó ra xem ha.
Vậy thì đó mình nhìn theo cái thẩm mỹ của mình và mình bắt con mình nó phải theo như vậy đó và mình mua đồ cho nó, những cái bộ đồ mà mình nghĩ rằng là đẹp nhưng mà nó không ưa nó lại giũ qua một bên.
Và cứ như vậy hoài đó rồi bắt con con cái nó quen quen người yêu chẳng hạn, quen một cái cô nào hay anh nào về là chê, không cho không cho nó lấy cô đó, không cho kiểu anh đó, không được phải lấy cái người thế này, thế này.
Ngay cả cuộc đời của nó mình cũng không có không có chiều đó, không có không không có cho nó theo cái gì nó thích mà bắt nó theo cái mình thích và và nghĩ rằng như vậy là tốt cho nó, nhưng mà cuối cùng sao? Nó cái gì nó thích mình cũng không cho và nó bắt mình, nó bắt là mình bắt nó phải theo cái của nó thì cuối cùng á mặc dù mình thương nó, mình nghĩ là tốt cho nó thì cuối cùng thì sao? Nó hận mình thôi, cha mẹ không thương con, cha mẹ ép buộc con.
Vậy thì cuối cùng nó ghét là được nhưng trong đó có phần của mình trong mình tưởng là bình thường nhưng mình thương không đúng cách.
Vô tình là tạo nên cái sự hiềm hận trong lòng đứa con oán trái.
Dạy con mà nhiều á đôi lúc cũng nó cũng bực nữa, nói hoài nói mãi nói dài nói dài nói dài đó một hồi á thì người người người người xưa nói câu gì giáo đa thì thành oán, dạy nhiều thì thành oán trái thôi.
Vì vậy cho nên quý vị dạy con đừng có nói nhiều quá, nói nhiều nó nó nhờn, nó không thèm nghe nữa.
Cho nên thỉnh thoảng mới nói và nói những cái câu nào mà mình thấy rằng là rất là xúc tích và đúng ngay cái bệnh của nó.
Mình nói mà giả sử quý vị thấy mình nói mà không có xi nhê, không có hiệu quả thì mình phải nhờ cái người khác nói.
Mình chứ con không nói hoài nó nó phiền, nó mỗi lần mà nó nghe mẹ mở miệng ra nó nói rồi đó bắt đầu bạn nhạc cái gì bài ca không quen phải không? Cứ hát hoài phải không? À nó chán.
Cho nên đó thì bây giờ sư cô trở lại này những cái nếu giả sử con cái nó không thương mình, nó hận mình, nó bất hiếu với mình không phải tự nhiên.
Cái gì cái gì nó cũng có nhân có quả.
Đôi lúc mà do mình thương nhưng mà thiếu trí tuệ, thương mà thương mà có do cái vô minh, do cái chấp thủ đó nó khiến cho mình thương nó không có đúng cách, khiến cho cái người bị thương người ta cảm thấy ngột ngạt lắm.
Thậm chí họ còn thấy đau khổ nữa đúng không? Vậy thì những lúc đó đó mình ngồi mình nghĩ lại vì sao mà con mình nó không thương mình? Mà giả sử những cái đó hiện tại mình thấy mình không có lỗi gì cả mà nó vẫn không thương mình thì chứng tỏ đó là gì? Đó là cái lỗi của quá khứ, biết đâu trong những kiếp trước á oán trái từ kiếp trước thì sao? Cho nên tất cả cái gì mình chấp nhận mà mình nghĩ rằng là trong cái mối quan hệ này đó nó có nó có cái sự nghịch duyên.
Vậy thì hiểu như vậy rồi thì mình không giận con mà mình càng phải thương nó hơn và mình cũng thông cảm với mình hơn.
Có nhiều người bắt đầu họ quay qua họ tự trách mình vì sao mà mình sống sao mà để cho con cái nó buồn hoặc là mình cứ trách con hoặc trách mình hoặc trách cả hai thì như vậy cả hai cùng khổ.
Vậy thì khi chúng ta suy nghĩ rằng là như vậy đó giữa cái mối quan hệ này nó có vấn đề, vậy thì thường thường mình cứ hay nghĩ rằng vấn đề là từ người khác.
Quý vị thấy không? Thường thường ai nghĩ rằng mình tốt cả, mình đã sống hết sức của mình rồi thì chắc chắn cái của mình là tốt nhất rồi.
Nhưng mà thực sự đó vì do cái hạn chế về trí tuệ, về kinh nghiệm cho nên đôi lúc mình vẫn có sai.
Cho nên những cái lúc như vậy đó quan trọng nhất là mẹ con, cha con ngồi lại nói chuyện với nhau.
Bởi vì quý vị thấy đôi lúc sư cô thấy là có những cha mẹ với con cái đó hầu như không có dịp để ngồi lại mà lắng nghe nhau đó.
Cho nên á là một trong những cái cái phương pháp để mà tăng cái trí tuệ cảm xúc và thực tập trí tuệ cảm xúc chính là lắng nghe một cách chủ động và trọn vẹn.
Có khi nào quý vị ngồi nghe chồng mình hay con mình nói mà để cho họ nói cả tiếng đồng hồ mà mình không có không có ngắt lời không? Hiếm lắm đúng không? Vừa nói vài câu là mình đã ngắt rồi, vừa nói vài câu mình ngắt rồi.
Cho nên khi mà các quý vị mà nếu đi học chắc cái khóa tâm lý đó ha thì trong đó có một cái khóa một môn học á là học cách lắng nghe.
Ở trên chùa sư cô đó thỉnh thoảng cũng có mời một số chuyên viên tâm lý về để chia sẻ đó, thì hôm đó có thầy Phương ở bên Mỹ về, thầy tiến sĩ tâm lý học ở bên Mỹ đấy, cũng giảng viên đại học bên đó thì nhân thầy về Việt Nam thầy có tới chia sẻ và thầy có một cái bài thực tập đó là ngồi lắng nghe nhau.
Một người này ngồi ngồi nói đó thì người kia đó lắng nghe trọn vẹn, nghe xong khoảng 15 phút, 20 phút gì đó xong rồi đó cái người mà ngồi nghe xong rồi nói ngược lại trở lại là hồi nãy giờ đó là em nghe như vậy có đúng hay không? Mình ngồi mình lập lại.
Thì khi mà mình lập lại như vậy đó thì chưa chắc là mình ngồi nghe như vậy mà mình lập lại đúng cái ý của người kia nói đâu.
Nhiều khi mình hiểu sai bởi do cái tưởng của mình.
Cho nên khi mình hỏi lại như vậy người kia nói à đúng rồi hoặc người kia nói à không đúng.
Như vậy đó là người kia cảm thấy rằng là mình được lắng nghe, mình được hiểu, mình được cảm thông.
Và hai bên người mẹ mẹ thì nghe con nói, con nó nói khi đó nó mới nói là mẹ lúc này là mẹ ép con, mẹ bắt buộc con thế này thế kia này, con rất là bực, con rất là buồn này vân vân.
Mình ngồi mình lắng nghe đừng có bào chữa gì hết á, chỉ lắng nghe thôi, cứ nghe cho nó khi mà nó ngồi nó nói hết chuyện này chuyện kia ra xong rồi đó mình ghi nhận xong rồi là à hóa ra là con cảm thấy như vậy phải không? Con cảm thấy như vậy phải không? Nếu như con thấy như vậy thì mẹ rất là xin lỗi, mẹ không ngờ là vì mẹ tưởng là tốt cho con nhưng mà hóa ra lại là khiến cho con buồn chẳng hạn thì tự nhiên cái đứa con mà nó nghe mẹ nói như vậy đó thì trước đây nó có giận bao nhiêu thì bây giờ nó cũng sẽ giảm bớt liền.
Cho nên cái lắng nghe, cảm thông hay còn cái gọi là dùng cái từ gọi là thấu cảm, đó là một điều rất là quan trọng trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.
Và muốn thấu cảm tức là hiểu rõ người khác đó.
Nhiều khi chúng ta phải đặt mình vô trong trường hợp của người kia để xem cái thử, nhiều khi đối với mình thì mình thấy đó không phải là vấn đề nhưng mà đối với người đó lại là vấn đề.
Có những chuyện vì mình là người từng trải rồi cho nên mình thấy cái chuyện đó nó dễ ợt, không có gì cả.
Nhưng mà đối với mấy đứa nhỏ đó thì đó là cái chuyện vô cùng lớn.
Ví dụ như có hai đứa bạn chơi thân với nhau mà bây giờ một đứa bạn không thèm chơi với nó, không thèm gọi nó, lơ nó đi chơi với một đứa khác là nó buồn ghê lắm.
Đối với mình thì mình thấy không chơi nó không chơi thì thôi mình chơi đứa khác, quá dễ dàng có gì đâu.
Nhưng mà đối với nó đó mất đứa bạn rồi nó như mất cả bầu trời á, nó sụp đổ, nó không biết chơi với ai, nó cô đơn.
Và đôi lúc là nó chán, nó sinh ra chán nản và nó ganh tị, nó ghen tuông và cuối cùng nó có rất là nhiều cái cảm xúc tiêu cực và dẫn tới đôi lúc là hành hành động rất là tiêu cực.
Quý vị thấy là có những cái đứa mà khi mà nó thất tình hay là nó bị thất vọng về chuyện gì đó đó là nó tìm tới ma túy, nó tìm tới là cờ bạc, rượu chè và cuối cùng là cuộc đời của nó là bị hư hỏng hoàn toàn.
Mà những lúc đó đó cha cha mẹ cũng không có quan tâm, không biết lắng nghe rồi còn la rầy thêm nữa thì cuối cùng thì càng đẩy nó đi vô cái con đường tuyệt vọng và bế tắc thôi.
Vậy thì khi mà chúng ta biết hiểu thấu cái cảm xúc của chính mình và mình cố gắng thấu hiểu cái cảm xúc của những người xung quanh thì chúng ta hiểu nhau hơn, chúng ta có thể giúp nhau vượt qua những cái khó khăn và tạo ra được những cái một cái môi trường sống với trong tình thương yêu trong sự thông cảm.
Cho nên quý vị thấy trong một gia đình đó vợ chồng á mới cưới nhau về thì rất là thương yêu, rất là quan tâm, rất là săn sóc, nhưng mà sau một thời gian rồi đó thì ai cũng bận công việc của người đó.
Thậm chí ngồi ăn cơm á là cũng không nói chuyện, người thì coi tivi thì người thì coi điện thoại.
Có bao lâu rồi quý vị ngồi mà nói chuyện với nhau mà được 50 phút có không? Hầu như không, thời buổi bây giờ hầu như không.
Và có nhiều gia đình đó là ngồi ăn cơm mà người nào cầm cái điện thoại của người đó.
Thậm chí không phải ở nhà mà đi ra ngoài tiệm á mình tới cái tiệm mình ngồi mình quan sát bạn bè với nhau mà ai cũng cầm cái điện thoại hết á.
Mình không có để thời gian cho nhau để lắng nghe nhau.
Và và quý vị thấy rằng mà trong khi á mình cứ cái điện thoại của mình á, mình cứ vào Facebook này, mình vào YouTube, mình vào TikTok đó, mình coi đó có cái thì nó cũng có lợi, có cái thì có hại mà quý vị so sánh cái có hại với cái có lợi cái nào nhiều hơn? Hầu như cái cái những cái tin tức ở bên ngoài ông này giết bà kia, rồi đứa đứa nhỏ đứa nhỏ bị bạo hành hay là những cái tin tức xấu rất là nhiều, mà khi mình nghe như vậy thì cái cảm xúc tiêu cực của mình á nó lại khởi lên.
Nhưng mà bây giờ mình nói mình tránh mình không có nghe hay sao? Thật ra đó thì chúng ta đó mỗi ngày trong đời sống hàng ngày thì chúng ta thấy là xung quanh mình có rất là nhiều chuyện tiêu cực, nhiều chuyện xấu, nhiều chuyện mà nó do bởi do bởi cái sự ở ngoài đời đó, do tham lam, do sân hận, do si mê mà người ta làm khổ nhau.
Bây giờ mình thấy đọc trên báo là người cha cha mẹ ghẻ bạo hành con ha, rồi người người ta trầm cảm rồi người ta giết vợ rồi giết chồng ha, bị bức xúc quá mà người ta không thậm chí là có người mà rưới xăng đốt vợ hay đốt chồng luôn.
Thì mình thấy rồi đó là những lúc gì? Không biết chuyển hóa cảm xúc của mình đó.
Cái cảm xúc của họ khi mà sân hận nổi lên đó mà họ không đủ sức để mà nhận ra và chuyển hóa cảm xúc cho nên cái cảm xúc nổi nó càng và không những cái sự suy cái sự mà suy nghĩ mà sai đó gọi là tà tư duy đó cứ nghĩ tới cái cái xấu, nghĩ tới những cái mà đau lòng, những cái mà mà tổn hại mà người kia gây cho mình chừng nào đó thì cái tâm sân nó càng nhiều lên mà tâm sân nó nhiều tới mức nó khiến người này không còn kiểm soát được nữa thì dẫn tới việc là giết người, đánh người thôi.
Cho nên làm sao để chúng ta có thể nhận ra được và chuyển hóa cảm xúc của mình? Đó là một điều rất là khó.
Và ở bên ấn bên bên bên tâm lý học phương Tây đó người ta có một cái công thức ha để mà chuyển hóa, nhận diện và chuyển hóa cảm xúc á người ta gọi là công thức Six Seconds tức là 6 giây, 6 giây đồng hồ.
Người ta nói rằng là để mà mình kiểm soát các cái cảm xúc của mình á mình dừng lại 6 giây thôi.
Vì sao? Bởi vì mỗi cái cảm xúc khi mà nó sinh lên á để cho nó tới cái mức mà nó tăng trưởng lên và nó tác động về mặt hóa học, nó tác dụng ngược trở lại trong thân của mình á nó cần 6 giây.
Vậy thì những lúc đó chúng ta dừng lại 6 giây là để cho một cái cơn cảm xúc đó đó nó nó lên xong nó hạ xuống giống như một cái biểu đồ hình sin đó, nó lên xong nó xuống, tức là mình gọi là một tiến trình sinh diệt của một cảm thọ như trong trong Phật học mình nói như vậy.
Vậy thì chúng ta dừng lại cái cảm xúc đó không để cho nó lôi cuốn mình đi trong cái si mê.
Thì cái cái mà dừng lại đó đó thì trong mình hay nói là dừng lại hít sâu thở dài.
Quý vị để ý không? Thường thường mà cái cách để mà để mà dừng lại cái cơn giận đó đó là cái cách dừng lại hít sâu thở dài, ba hơi thở.
Thường là sư cô hay khuyên mọi người vậy đó, khi nào quý vị giận quý vị khoan nói, khoan phản ứng, khoan làm gì hết á.
Đang giận ai họ đang chửi đang giận ha, giận lên ùng ục ùng ục vậy ha, nhưng dừng lại hít sâu thở dài.
Mình nói ba hơi chứ thật ra một hơi là đã 6 giây rồi đó không? Mà mình làm ba hơi thì nó càng nhiều hơn nữa thì cái cái cái cái cái mà cảm xúc của mình nó càng lắng dịu nhiều hơn.
Cho nên cái dừng lại đó kịp lúc á nó rất là tốt, nó giúp cho mình không nói điều sai, không làm điều sai và tổn hại tới mình và tổn hại tới người khác mà sau này mình ân hận cũng không kịp nữa.
Đúng không? Những lúc quý vị giận quá, quý vị chửi, quý vị mắng hoặc quý vị đánh người ta đó thậm chí có người bắn giết, bắn người ta luôn.
Ngay tại sau đó là gì? Khi bắn chết người, giận quá bắn chết người, đâm chết người xong rồi thì mình cũng bị án tử hình luôn.
Đúng không? Mà chỉ vì một giây nóng giận không có kiểm soát được.
Cho nên quý vị nhớ cái công thức 6 giây ha, dừng lại 6 giây.
Mà 6 giây đó thì thay vì đếm 1 2 3 4 5 6 thì mình hít sâu và thở dài, theo dõi hơi thở ha.
Thì quý vị cái theo dõi hơi thở nó hay ở chỗ nào? Nó giúp cho mình đổi đối tượng.
Vì trước đó khi mình sân là đối tượng của mình là ai? Là cái người kia, họ đang làm mình giận.
Mà nếu như mình càng để ý tới họ chừng nào thì giống như là lửa đang đỏ mà cho thêm dầu vào.
Nhưng bây giờ này mình chỉ cần quay lại hơi thở thì mình đã đổi đề mục rồi, không nghĩ tới người kia nữa mà bây giờ đề mục của mình là hơi thở.
Và mình hít sâu thở dài và mình dừng lại như vậy đó thì cái tâm sân nó được dừng lại, cho nên cái cảm xúc tiêu cực, bực bội đó nó cũng được dừng lại và cái cảm xúc cái cảm giác lắng dịu, mát mẽ nó thay chỗ cho cái tâm sân.
Cho nên để mà nhận diện ra và để dừng lại các cảm xúc tiêu cực thì chánh niệm, theo dõi hơi thở đó là một cái biện pháp mà không những trong Phật giáo nha mà những cái nhà tâm lý học phương Tây người ta cũng dùng chánh niệm đưa vào để mà chuyển hóa cảm xúc.
Và đó là cho nên bây giờ trong các trường đại học người ta đưa vào cái môn học gọi là Mindfulness là chánh niệm.
Và người ta dùng chữ Mindfulness thôi, người ta không dùng chữ thiền.
Mindfulness tức là sự ghi nhận hoàn toàn toàn tâm toàn ý đó.
Vậy cái từ đó đó nó không có mang tính chất Phật giáo, mà ai mai tức là cái tâm mai full là cái tâm tròn đầy ngay trong cái giờ phút đó thì nó mang tính khoa học, mang tính tâm lý học cho nên không mang tính tôn giáo.
Nhưng mà cái tính chất của nó vẫn là vậy thôi tức là chúng ta đưa cái tâm ý của mình về trọn vẹn với giây phút hiện tại với hơi thở, với cái cảm xúc của mình á thì mình chuyển hóa cảm xúc ngay lập tức.
Vì vậy quý vị thấy rằng đó và cứ mỗi cứ mỗi cảm xúc nào mà nó xảy đến với chúng ta đó thì chúng ta cứ từ từ chậm chậm rãi quan sát nó.
Và khi dù tâm tham cũng vậy, tâm tham mà khởi lên thích cái gì là cứ thích cho được đó.
Quý vị thấy không? Thích cái gì nhất là mấy cái người trẻ tuổi đó thích ai là phải lấy cho được, thích cái gì là phải chiếm cho được á, nè cái tâm tham nó lôi kéo người ta đi như vậy đó thì chính là mình nhận diện ra cái cảm xúc đó, mình thấy à mình đang có tâm tham nha, mình đang thích cái đối tượng đó nha.
Và khi chỉ cần nhận ra tâm tham thôi thì trí tuệ nó sẽ có khởi lên và chỉ mà khi trí tuệ khởi lên á ít nhất vẫn còn tham đó nhưng mà cái sức mà thao túng của tâm tham nó đã giảm bớt rất là nhiều rồi và từ từ từ từ nó sẽ giảm bớt.
Còn một người mà cứ chạy theo cái tâm tham để cho tâm tham nó nó khống chế á thì người đó là có thể sẵn sàng làm tất cả những cái ác nghiệp để mà đạt được cái mình tham muốn.
Vì vậy cho nên khi mà chúng ta sống mà chúng ta theo dõi cảm xúc của mình, nhận diện cảm xúc của mình và biết dừng lại và biết chuyển hóa cảm xúc đó.
Và chúng ta sẽ thấy rằng á là nó có một cái chúng ta phải nhận ra được cái khuynh hướng của mình.
Ví dụ như khuynh hướng của mình đó là hay sân, có người khuynh hướng của người đó là hay tham, có người khuynh hướng là hay ngã mạn đúng không? Thì mình phải nhận ra được mình hay có cái khuynh hướng gì, cái khuynh hướng tâm lý của mình á.
Mỗi người có mỗi bệnh khác nhau, cái khuynh hướng đó thực ra dùng từ nó nặng nề hơn là mỗi người có một bệnh đúng không? Người thì tham nhiều, người thì sân nhiều chứ không phải ai cũng bệnh giống
tánh sân nhiều, hay hay bực bội lắm.
Bởi vì sao? Bởi vì mình nghĩ rằng á mình làm cái gì rất là nhanh mà sao mà mình thấy cái gì nó rõ ràng vậy mà họ cứ mơ mơ hồ hồ cứ cãi qua cãi lại.
Mình thấy nó vì sao mình rõ như vậy mà không thấy mà mỗi lần mà họ cứ mơ mơ hồ hồ cái là mình bực, hoặc là mình nói mà một hồi lâu mà họ cũng không hiểu là mình cũng bực.
Thì thật ra là cái đó là do gì? Mình ưu nhanh mà người kia chậm không đúng như ý mình là mình sân thôi.
Trong khi là mình chỉ cần là mình cứ chậm từ từ thôi, mình nói người ta chưa hiểu chứng tỏ là mình nói chưa có hay, mình nói chưa có rõ.
Chứ nếu như mình nói hay thì người ta hiểu rồi, hoặc là mình nói có hay đi nữa nhưng mà trình độ người ta ngang đó thì mình phải biết chấp nhận ngang đó thôi.
À, vậy thì đó mình phải nhận ra được là cái mình cái tâm sân này là do mình chứ không phải do người kia.
Mình phải nhận ra à thôi thì cứ từ từ thôi, có gì phải vội ha.
Thì hoặc là có người á ví dụ như có người thì gặp cái tâm tham cái gì ưa cả, thấy cái gì thích hết đó, thấy cái hoa cũng thích rồi thấy đi ra ngoài đường thấy cái áo đẹp thích, thấy đôi giày đẹp cũng thích đúng không? Mình mà quý vị thấy là là mình ở nhà mình đâu có tâm tham gì đâu, mình ở nhà mình có đầy đủ hết rồi, mình đâu khởi tâm tham.
Nhưng chỉ cần đi vô cái khu shopping mall ha, khu mua sắm ha là bắt đầu là thấy người ta trưng hàng quá trời nhiều luôn, khăn cũng đẹp, áo cũng đẹp, giày cũng đẹp, đồng hồ cũng đẹp, mỹ phẩm cũng đẹp.
Thế nhưng thấy cái gì đẹp là bắt đầu tâm tham khởi lên đúng không? Và quý vị thấy không khi mà tâm tham khởi lên mà mình không nhận ra và không kiểm soát nó đó thì quý vị sẽ mua những thứ mà hầu như về mình không cần.
Có nhiều người mua một cái áo về mà mặc một lần xong bỏ, có người chê cái bỏ hoặc là mua đôi giày về mang một lần là bỏ thôi.
Mà khi đó rất là thích mà thích là phải mua cho được.
Cho nên bây giờ mình học về cảm xúc á thì khi mà mình khởi lên cái tâm mà muốn mua ha thì mình nhận ra à có cái tâm tham muốn mua nha.
Và bây giờ lý trí này, chánh tư duy khởi lên này, chánh tư duy suy nghĩ mình nói à nhưng mà cái này là cái mình cần hay cái mình muốn đây? Cái mình cần là thực sự cần thiết.
Ví dụ như đôi giày hôm hôm trước mình đi đôi giày bị đứt rồi, bây giờ không có đôi giày nữa thì bây giờ phải mua một đôi giày để mà mang mà mặc áo dài chẳng hạn thì đây là cần là phải mua.
Còn ở nhà mình đã có ba đôi giày rồi mà thấy đôi này vẫn thích vậy thì cái này là thích hay cần? Là thích thôi, là tham muốn thôi vậy thôi, dừng lại không mua.
Mình dạy cho mình, mình suy nghĩ đúng thì khi đó là gì? Đáng lẽ là tham bây giờ nó bớt tham, mình suy nghĩ như vậy mình nói thôi để tiền này mình làm việc khác lợi ích hơn, chớ đem đôi giày này về cũng xếp hàng vô cái giải nó cũng chẳng có lợi ích gì cả.
Thì như vậy chính là mình quan sát và mình tư duy và khiến cho mình mình vượt lên trên cái tâm tham đó không để cho cái tâm tham nó dẫn dắt mình đi tiêu xài phung phí, tốn kém.
Và quý vị thấy những cái mà tài sản mà phung phí mà tốn kém đó đó là đôi lúc trong khi với cái tài sản đó mình đi làm việc thiện á mình giúp được rất là nhiều người, mình giúp cho những người nghèo, có những trẻ em nghèo nó không có tiền đi học, không có tiền để mua áo quần, không có tiền để mua chiếc xe đạp chẳng hạn thì bây giờ mình giúp những cái đó thì mình thấy cái đồng tiền của mình nó đem lại cái lợi lạc lớn hơn là cái việc mình mua đôi giày, mình mua thêm cái áo.
À, thì đó là cái cách mà mình dạy chính mình và dạy chính mình là dạy trên chỗ quan sát cái cảm xúc, chuyện dẫn nhận diện cảm xúc, chuyển hóa cảm xúc bằng chánh tư duy, bằng chánh niệm.
À, thì như vậy đó mình một nói bằng một cái như một cái cách á mình nói rằng là trong một gia đình mà nếu như người nào mà cũng biết nhận diện cảm xúc, biết kiểm soát cảm xúc của mình, biết lắng nghe biết thông cảm thì quý vị thấy gia đình đó sẽ rất dễ có hạnh phúc.
Còn bình thường quý vị á là cứ chạy theo cảm xúc của mình và mình cứ để cho nó phát tác ra một cách thoải mái, giận thì cứ nói thôi.
Mà mình nói tôi giận thì tôi nói chứ vì sao không cho tôi nói? Không cho tôi nói là bắt tôi mà dằn ép như vậy rồi tôi bị tôi bị ức chế làm sao ha.
Thì quý vị thấy rằng đó là cái cách mà để mà mình giải tỏa cơn giận á nó có nhiều cách lắm.
Thì cái cách mà thô bạo nhất chính là cứ cho nó xả ra thôi, xả ra cứ giận thì cứ chửi mắng, đánh đập thôi.
Nhưng mà quý vị thấy cách đó nó lợi hay hại? Nó hại đúng không? Bởi vì đó là khẩu bất thiện và thân bất thiện.
À, mà hại mình lại hại người nữa.
Vậy thì chúng ta có cách khác, chúng ta phải tìm cái cách khác chứ cũng phải chuyển hóa tâm sân mà bằng cách khác đừng có hại chứ đúng không? Vậy thì chúng ta chuyển hóa nó bằng cách nào? Thay vì mình cứ chửi ra, nói ra thì bạn cách gì? Dừng lại như hồi nãy sư cô nói, dừng lại 6 giây hay là ba hơi thở.
À, mỗi lần giận quý vị nhớ ha, quý vị nhớ cho sư cô 6 giây.
À, ngay cả các các cái nhà tâm lý học ở ngoài vậy đó người ta hay nói rằng đó thường thường á mình hay sống theo bản năng mà mình không có biết.
Tức là mình nhận thông tin cái là mình phản hồi liền, nhận thông tin phản hồi liền, người ta nói là mình chửi lại liền thì cái đó giống như là bản năng đúng không? Bản năng tức là không qua sự kiểm soát của lý trí.
Thì cái đó cái bản năng thì nó là là là cấp thấp.
Nếu như mà vào cái ra liền vào ra liền đập vào cái ra liền đó đó là bản năng.
Và bản năng thì là tham, sân, ngã mạn, tật đố nó bật ra vì đó là thói quen của mình.
Bản năng là thói quen là tập khí nhiều đời kiếp ha.
Bây giờ để không còn bản năng nữa chính là phải có một khoảng trống giữa khi mình tiếp nhận thông tin và mình phản ứng lại với cái thông tin đó.
Thì cái khoảng trống đó chính là cái 6 giây đó.
6 giây dừng lại đó khi mình dừng lại đó cái trí tuệ mình cái sự bình tĩnh của mình, sự định tĩnh của mình nó sẽ giúp mình kiểm kiểm soát để mình dừng lại không bị cái cơn sân hay cái tham đó nó phản ứng ngay lập tức.
Mà khi mình dừng lại là trí tuệ sinh khởi đó.
Bởi vì sao? Sự vắng mặt vô minh, vắng mặt sân hận thì trí tuệ và chánh niệm nó sinh khởi.
Chánh niệm sinh lên là trí tuệ đi kèm liền.
Vậy thì đó hành thiền là không phải phải đi lên chùa thiền hay là phải đi vào rừng hành thiền đâu, mà chính trong mỗi cái giây phút mà chúng ta tiếp xúc với đời sống xung quanh này nghe điều gì không vui, thấy điều gì không vui rồi phải gặp những cái điều mà không hài lòng đó thì những lúc đó chúng ta phản ứng như thế nào này, chính là tu ngay tại chỗ cái chỗ phản ứng đó.
Thay vì chúng ta phản ứng bằng bản năng, tham thì là vồ vập cho được mà sân ghét là phải đẩy ra cho được liền.
Và vì vậy mình quý vị thấy không? Suốt đời suốt ngày mình chỉ phản ứng bằng tham và sân thôi nếu không tu.
Đẹp là tham mà xấu là sân.
Ngay cả khi ăn cũng vậy đúng không? Ngọt là khởi tâm tham mà dở là khởi tâm sân.
Gặp một người nào đẹp là khởi tâm tham mà xấu là khởi tâm sân.
Hầu như là bản năng của mình là vậy mà mình thấy bình thường.
Cái vấn đề là mình thấy nó bình thường cho nên mình cứ phản ứng và cứ tạo nghiệp thôi.
Bây giờ mình có cái trí tuệ cảm xúc này và hoặc là cái dùng mình dùng cái từ tránh chánh niệm tỉnh giác này thì bây giờ mình nhận ra ngay à khi thấy cái người đẹp, thấy cảnh đẹp cái tâm khởi tham mình nhận ra à có tâm tham, dừng lại.
Khi thấy một điều gì xấu xí, khó chịu, một người nào mà ăn nói thô lỗ, cộc cằn mình bực mình nghĩ à có tâm sân, chưa vội phản ứng gì hết á, nhận ra có tâm sân.
Thì khi quý vị nhận ra có tâm sân đó đó, tâm sân nó diệt mất ngay liền.
Bởi vì tâm sân là nó phải có cái đối tượng nó mới khởi, còn đây mình đã mình quay lại mình quan sát tâm sân của mình rồi cho nên tâm sân nó không còn nữa, ngay tại giờ đó là trí tuệ sinh khởi.
Cho nên tu thiền là tu ngay trong mỗi giây phút tiếp xúc với các đối tượng trong đời sống hằng ngày, chúng ta biết dừng lại và chúng ta biết chuyển hóa cảm xúc, chuyển hóa tâm và để đối với cái người xấu mình không có không có giận.
Vì sao mà vì sao người xấu mình không có giận? Bởi vì chuyện người xấu đó là chuyện của họ mà đâu phải chuyện của mình và nếu như mình suy nghĩ sâu xa nữa đó có ai muốn bản thân mình xấu đâu.
Mà họ xấu là bởi vì điều kiện của họ.
Điều kiện của họ là họ sinh ra là tập khí của nhiều đời nha.
Quý vị thấy không? Tập khí một người là sân á là họ nhiều đời họ sân rồi cho nên sinh ra cái kiếp này họ sân nhiều.
Có người mà tham lam thì nhiều kiếp tham lam, kiếp này cũng rất tham lam.
Cho nên quý vị mà đọc kinh Bồ Tát á mà tiền thân của Đức Phật á là có cái chuyện ông đó là ông rất là cứng đầu, ngỗ nghịch, Đức Phật nói không phải kiếp nào ông cứng đầu ngỗ nghịch đâu, nhiều kiếp trước ông cứng đầu ngỗ nghịch vậy đó, là Đức Phật kể cái câu chuyện ông cố cứng đầu ngỗ nghịch ra làm sao đúng không? Cho nên mỗi cái tánh xấu của mình á mình biết rằng không phải tự nhiên mà có mà nó huân tập nhiều đời, nhiều kiếp.
Thế bây giờ muốn tiến bộ là phải sửa thôi.
Tu là gì? Tu là để bỏ bớt những cái thói hư tật xấu, bỏ bớt phiền não mà bỏ bằng cách nào? Bằng cách là mỗi giây phút khi nó khởi lên mình nhận ra nó.
Cứ nhận ra, nhận ra thì từ từ nó sẽ biến mất thôi.
Không có cái vị thầy nào mà tốt bằng chính mình đâu.
Bởi vì quý vị thấy các vị thầy đâu có biết được tâm mình đâu.
Nhìn bên ngoài ai cũng hiền lành hết đó, ai cũng đàng hoàng, nhất là vô ngồi thiền đó ha.
Chỉ trừ vị thầy có tha tâm thông mai mà đời này có mấy người có tha tâm thông.
Cho nên chỉ có mình là biết rõ mình nhất thôi.
Vậy thì mình mà không dạy mình thì ai dạy mình nữa? Đúng không? Chỉ có mình dạy chính mình.
Mình dạy bằng cách nào? Mình chuyển hóa cái tâm của mình, mình nhận ra có tâm sân.
Chỉ cần nhận ra thôi nha.
Rất là hay.
Quý vị mà đọc cái bài kinh Tứ Niệm Xứ đó thì Đức Phật người ta chỉ nói tâm tham, thấy có tâm tham, tâm sân thấy có tâm sân mà không sân, thấy không sân, chỉ thấy thôi.
Vì sao chỉ cần thấy ra nó diệt? Nó hay vậy đó.
À, chẳng hạn như quý vị đang ghét đang giận vậy đó, à có tâm sân, quý vị nhìn lại đâu, tâm sân không còn.
Rất là rõ ràng, quý vị thực tập quý vị sẽ thấy ngay.
Nhưng mà đó nhưng mà một không còn nhưng mà một hồi họ chửi quá bắt đầu sân lại, đúng không? Là bởi vì cái đối tượng kia nó mạnh hơn còn cái chánh niệm của mình nó yếu.
Nhưng mà không sao cứ quay lại à sân tiếp ha sân tiếp nha.
Rồi nhìn lại thì nó lại bớt.
Cho nên là mình cứ tập dần dần thôi.
Khi mà chánh niệm nó mạnh rồi đó thì dù họ có chửi đi nữa mình thấy bình thường âm thanh chỉ là âm thanh thôi.
Đúng không? Họ chửi cái tên mình đi nữa, tên chỉ là tên thôi, có gì đâu.
Có người thì nói chửi tôi thì được chửi mà ba mẹ tôi không có được đó, có không ạ? Cho nên chửi mình thì mình không sân mà kêu cha mẹ mình ra chửi là bắt đầu mình sân lại đó.
Vậy nó cũng được cha mẹ mình cũng chỉ là bắt nhặt tí tức là chế định thôi, cũng chướng sinh, cũng ngủ quên chứ có gì đâu.
Cho nên ngủ quên này, chửi ngủ quên kia có gì đâu.
Đúng không? Không có vấn đề.
À khi mình chấp tôi này, chấp cha mẹ tôi này, chấp thầy tôi này chửi tôi đừng có chửi thầy tôi nha.
Thầy tôi ngủ quên thôi có gì đâu.
Cho nên ngủ quên thôi chỉ là ngủ quên, còn cái tên gọi chỉ là chế định.
Vì vậy chúng ta mà nhận ra được á là mà tâm này nó cũng sinh trong giấc ngủ quên đó thì tâm nó cũng sinh diệt liên tục, sắc nó cũng sinh diệt liên tục.
Cho nên tất cả sinh diệt liên tục như vậy có cái gì là ta và của ta đâu.
À, vậy thì trở lại thì cái việc mà chúng ta nhận ra cảm xúc của mình, chúng ta chuyển hóa nó, chúng ta chúng ta là biết cách là làm sao quý vị sẽ thấy rằng là quý vị nhận ra một điều này những lúc mà mình có cảm xúc mà tiêu cực thì nó hại cho mình như thế nào.
Bây giờ quý vị có thể về làm bài tập thế này này.
Mình về mình hỏi ông chồng mình hỏi con là coi như có thấy những lúc nào mà cái cảm xúc tôi mà nó xấu mà nó tệ mà nó làm ảnh hưởng tới người xung quanh, những lúc nào kể tôi nghe thử.
Đúng không? Nhiều khi mình không thấy.
Mà những người khác ồ con thấy mẹ những cái lúc nào mà bực bội là la làng lên này kia ra.
Đó cho họ họ kể cho mình nghe để thấy trong mắt người khác cái cảm xúc tiêu cực của mình đó làm cho họ khó chịu như thế nào.
À, nếu như mình không thấy hoặc là ví dụ như mình có cái cái gọi là phản tư ha tức là mình phải suy nghĩ lại đó một trong một ngày quý vị sống, quý vị phản ứng, quý vị cư xử, hành xử và quý vị phải tiếp xúc với nhiều người đúng không? Thì có những lúc là mình có những cái cảm xúc tiêu cực và mình có những lời nói tổn thương, những hành động tổn thương người khác đúng không? Buổi tối về trước khi đi ngủ mình nên có một cái hành động gọi là phản tư là xem xét lại.
Mình xem à hôm nay mình đã có những cái cảm xúc gì mà mình không kiểm soát được.
Ví dụ như mình đã từng giận ai đó mà nói rất là nặng lời ha hay là mình ganh tị với ai đó mà khiến cho mình rất là bực bội.
Thì ngồi mình lắng nghe lại mình nhớ lại cái cảm xúc đó và mình thấy rằng ồ mình chưa nhận ra kịp, mình chưa chuyển hóa kịp.
À, lần sau thì mình sẽ cố gắng chánh niệm hơn để mình nhận ra thì mình mỗi ngày mình phải nhận ra ngay nếu nhận ra ngay lập tức thì rất là tốt mà không nhận ra ngay lập tức thì lát sau mình cũng sẽ nhận ra và hoặc là buổi tối mình ngồi mà trước khi ngủ mình chiêm nghiệm lại đó thay vì quý vị thiền, quý vị theo dõi hơi thở thì quý vị vẫn có thể dùng cái thiền là mình quan sát lại, kiểm soát lại nguyên cái hành động ngày hôm nay mình đã làm cho ai bị tổn thương, mình đã làm cho ai buồn hoặc là mình đã có những cái thân nghiệp, khẩu nghiệp bất thiện nào đó thì ngay buổi tối quý vị sám hối trong tâm mình liền.
Mình lỡ làm cho mẹ buồn mình sám hối, mình lỡ làm cho con buồn mình sám hối rồi mình cũng cầu xin mình mong người đó tha thứ cho mình.
Và nếu như ai mà làm cho mình buồn đó thì buổi tối quý vị cũng thôi tha thứ cho họ đi.
Tức là người khác mình có lỗi với người khác thì mình sám hối, mong tha thứ, ai có lỗi với mình là mình tha thứ cho người đó.
Để buổi tối trước khi đi ngủ là tâm của quý vị rất là nhẹ nhàng, thanh thản, luôn luôn sống yêu thương mọi người.
Mà buổi tối đi ngủ quý vị niệm sự chết đó quý vị sẽ thấy giả sử như là tối bây giờ mình chết hoặc là bây giờ ngày mai mình chỉ còn một ngày cuối cùng mình sống thôi thì mình có còn giận hờn không? Mình có còn ganh ghét ai nữa không? Và mình có còn buồn luống phí giận nữa không? Cho nên niệm sự chết nó không phải là tiêu cực mà chính là rất tích cực, giúp cho mình cảm thấy rằng cái chết nó có thể tới với mình bất cứ lúc nào.
Vậy thì nếu như hôm nay mỗi buổi sáng thức dậy cũng vậy, nếu hôm nay là cái ngày cuối cùng để mình sống mình phải sống như thế nào đây? Nếu hôm nay mình mình ra đi mình đem theo cái gì? Mình đem theo thân, khẩu, ý nghiệp lành, đừng có đem theo là thân, khẩu, ý nghiệp bất bất thiện.
Đúng không? Thì đó vì sao? Đó chính là tài tài tài sản đó là tư lương là hành trang của mình đi qua kiếp sau, chính là cái nghiệp của mình đó.
Những lời mình nói này, những điều mình nghĩ, những điều mình làm đó là nghiệp mà mình đem theo.
Mà quý vị thấy nghiệp nó từng chút xíu, chút xíu từng giây từng phút chứ không phải mình nói tôi đi phải đi cúng bao nhiêu tiền tôi làm cái nghiệp lớn, vậy thì cái nghiệp lớn đó bao nhiêu lâu mình mới được làm một lần trong khi những cái hằng ngày, những cái nghiệp hằng ngày mình đây đó rất là nhỏ nhưng mà nó chính là những cái giọt nước lâu nó sẽ tràn cái ly.
Vậy thì mỗi ngày quý vị cứ thấy có việc lành dù nhỏ cũng đừng có bỏ qua cố gắng làm.
Một việc ác dù nhỏ mình cũng phải nhận ra để mình dừng lại.
Thì tu tập á tóm tắt lại quý vị thấy có cái bài câu kinh Phật cũ đó mà tóm tắt lại đó là kinh Phật thì có tới hàng ngàn hàng vạn cuốn nhưng mà cuối cùng có câu là không làm các việc ác, làm tất cả việc lành, giữ tâm ý trong sạch là lời dạy của Chư Phật.
Dạ, vậy thôi thì bây giờ mình còn 15 phút nữa để dành cho phần đặt câu hỏi trả lời ha, thảo luận thêm về cái việc cảm xúc này này.
Bây giờ hôm nay mục đích của sư cô muốn á là để cho quý vị trong đời sống hằng ngày mình nên quan sát cảm xúc của mình.
Vì bình thường hầu như quý vị ít để ý cảm xúc lắm nha.
Quý vị hay dòm người này người kia, dòm lỗi bắt chước lỗi, chỉ phải rồi ồ bà này đi cái tiếng kỳ cục ha, ông này sao mà tham lam cứ dòm người ta không à.
Mà không có thấy ngay khi đó cảm xúc của mình là gì, mình ít để ý lắm.
Đúng không? Và nó cứ dẫn mình đi thành cái tích bắt cái nói xấu rồi chê bai rồi chỉ trích ha đi theo những cái đó là cảm xúc bất thiện.
Vậy thì bây giờ mình tập lại quay trở về quan sát cảm xúc của mình và chuyển hóa nó dần dần.
À, để cho những cái cảm để cho sao? Những cái cảm xúc tiêu cực nó không còn ảnh hưởng tới đời sống của mình và của những người xung quanh nữa và chỉ sẽ có khi mình suy nghĩ đúng, làm đúng thì sẽ có những cái cảm xúc tích cực, nó sẽ đem lại an lạc cho bản thân mình và cho những người xung quanh.
À, vậy thì quý vị thấy là cái việc mà theo dõi cảm xúc đó nó dễ hay khó? Quý vị có làm được không? À, nhưng mà có làm được không? Khó nhưng mà muốn làm thì vẫn làm được.
Quan trọng là mình có tác ý muốn làm.
Thay vì mình đi quá để ý người khác thì thôi vui lòng đừng để ý người khác nữa.
Mất thì giờ lắm.
Mà quý vị để ý này càng để ý người khác chừng nào càng dễ sinh phiền não, chứ không phải sinh trí tuệ đâu nha.
Để ý người khác là sinh phiền não không ạ? Thấy họ cái gì nhìn hai ghê gớm mắt lắm, đi đi cái tưởng đi cái tưởng giẹo giẹo giẹo ha, cũng bực đúng không? Rồi nói cái giọng éo éo éo nhìn bực ghê, thế cứ chiêng cái giọng người ta sao mình mình mình phê phán chứ thật ra thật ra đôi lúc là bản thân mình mình đã sửa được chưa? Quý vị thấy không? Đôi lúc có những cái tánh xấu mình vẫn nhận ra.
À, nhận ra là một chuyện nhưng mà bỏ hay chuyển hóa nó lại là một chuyện khác.
Mà bản thân mình thấy như vậy thì mình dễ thông cảm với người khác lắm.
Cho nên ai mà hiểu mình rồi thì ít khi mà đi chê bai chỉ trích người khác lắm.
Cho nên quý vị nhớ câu chuyện của Chúa Giêsu không? Khi mà có một người đàn bà ngoại tình mà bị người ta ném đá, người ta chuẩn bị là ném đá để để mà phạt cái người đàn bà đó đó thì khi mà Chúa Giêsu đi tới đó thì Chúa nói bây giờ quý vị dừng tay lại, nếu như người nào mà cảm thấy mình không hề có chút tội lỗi nào đó thì hãy ném đá.
Quý vị nhìn lại đi thì khi đó ai mà nhìn lại thì thấy mình đâu có hoàn hảo đó.
Mỗi mình có bệnh này mình có bệnh khác cho nên cuối cùng là không có ai dám ném đá trước mặt Chúa cả.
Vậy thì chúng ta mình cứ chê người này mình chê người kia nhưng mình đã hoàn hảo chưa mà mình chê? Khi mình chê như vậy là chắc chắn là mắc khẩu nghiệp rồi đó, chưa kể là ý nghiệp cũng có vô đó luôn chứ nếu muốn có khẩu thì phải có ý trước đúng không? Ý đi trước cái khẩu rồi thân nó mới đi theo sau.
Cho nên chúng ta bỏ bớt những cái cái khen chê, chỉ trích để thời gian quay về xem thử là hiện giờ thân mình như thế nào, tâm như thế nào quan sát.
Lắng nghe những lúc mà bình thường mà chúng ta không có chuyện gì xảy ra thì chúng ta cứ sống bình thường cứ để thả nhiên vậy thôi và mình quan sát.
Khi quý vị mà thả nhiên mà để nhìn sống á thì quý vị thấy mình ngồi mà mình buông xả thư giãn, cái gì trước mắt mình mình thấy rõ ràng hết đó.
Trước mắt sư mà bây giờ sự để buông buông thả sự buông xả một cái là trước mắt mình thấy rất là rõ, nhưng mà chỉ cần mình có một cái suy nghĩ gì là mình không thấy gì trơn.
Trước mắt mình mà đó nhưng mình không thấy đúng không? Cho nên những lúc mà quý vị có những câu người ta diễn tả là gì? Tâm bất tại vậy thì như bất kiến, thính như bất văn, thực như bất tri kỳ vị.
Khi tâm mình mà nó không ở tại đây đó nhìn mà đâu có thấy, nghe mà đâu có hiểu, ăn mà không biết ăn vì gì nữa đúng không? Thì những lúc như vậy đó là mình sống trong vô minh, sống trong si mê.
Còn khi mà quý vị sống mà trọn vẹn về giờ phút hiện tại ngồi như vậy là cái gì xảy đến mình thấy rất là rõ nhưng mà như tấm gương soi thôi nó không dính mắc với bất cứ cái gì cả.
Khi quý vị ngồi một đám đông như vậy mà quý vị thích một người nào nhìn người đó thì không quý vị không thấy người khác nhưng mà quý vị nhìn chung như vậy mà không bị vướng bận đó thì ai như thế nào quý vị thấy rất là rõ.
À, cho nên người nào mà thương người nào rồi ở giữa đám đông chỉ thấy mình cái người đó thôi đúng không? Mà cái thấy đó nó sẽ rất trở rằng là bị thiên lệch, bị thiên vị.
Và khi thương thì cái trái ấu cũng tròn, khi ghét thì trái bầu hồ cũng méo.
Quý vị thấy trái ấu chưa? Ngoài ngoài thiệt ngoài đời thấy chưa? À nó hình gì? Nó hình tam giác phải không? Hình cái giống như cái sừng cái sừng bò sừng trâu á, còn cái trái bầu hồ thấy chưa? Người Sài Gòn có thấy trái bầu hồ không? Trái bầu hồ á giống như hạt nhãn á, cái hạt bên trong á của trái nhãn nó đen đen vậy đó, nó tròn vo.
Cho nên đó là gì? Do cái tư kiến của mình, thích thì cái gì cũng thành đẹp mà ghét cái gì cũng thành xấu.
Cho nên đó là cũng là cái cảm xúc của mình nó đi kèm theo mình không thấy rõ thực tánh của các pháp đâu.
Còn khi mà mình buông hết mọi thứ và mình nhìn cái gì cũng giống như mới nhìn thấy lần đầu hết á.
Rất là rất là trọn vẹn và thật ra cái gì nó cũng hoàn hảo cả.
Nha, quý vị thấy để ý xem một cái người nào mà dù xấu tại đâu mình nhìn hồi mình thấy cũng đẹp à.
Có có bao giờ thấy vậy chưa? Có nha, nhất là mấy người Châu Phi đó họ đang thui họ đang thui vậy ha.
Mà ngồi nhìn hồi thấy họ có duyên đúng không? Nó cũng có cái đẹp trong đó.
Bởi vì bản pháp nó vốn hoàn hảo theo cái cách của nó.
Mình đừng có bắt buộc muốn nó phải đổi thành cái này, cái kia, chỉnh cái muốn mình muốn, giả như mà trắng hơn chút xíu, giả hơi gầy chút xíu.
Mình cứ giả đi như vậy là thành ra mình không bao giờ bằng lòng cả.
Nó mập thì người ta hay nói là gì? Cao sang, cao sang gầy, quý phái, cao sang luôn quý phái.
Cao thì sang, lùn thì quý phái mà trắng đẹp mà đen thì có duyên đúng không? Đó cái gì cũng khi mà cái tâm của mình mà nó hiền hòa rồi thấy cái gì nó cũng dễ thương hết á.
Rồi bây giờ có ai có câu hỏi gì liên quan tới đề tài thì xin mời quý vị đặt câu hỏi nha.
Con xin chào sư cô ạ, con có câu hỏi mong kính mong sư cô tư vấn giúp ạ.
Tức là bố con thì cũng mất được chín tháng nhưng mà đến bây giờ thì con cũng cảm thấy giống như là cuộc sống của mình hoàn toàn thay đổi và giống như là mình cảm thấy khá là hụt hẫng và mình ấy thì cái tình huống như này thì mong sư cô dạ chỉ giáo ạ.
Cảm ơn sư cô ạ.
Thường thường đó khi mà mình có một người thân mất mà đặc biệt người thân đó thường là cái chỗ dựa cho mình á thì khi mất là mình cảm thấy rất là hụt hẫng.
Thì cái này chính là cái tâm dính mắc.
À, mình mình cứ bám víu vào cái hình ảnh, cái hình ảnh rất là đẹp, rất là đáng quý đó.
Thì bây giờ mỗi lúc mà mình nhớ tới người thân, nhớ tới bố thì mình sẽ thấy rằng là bố đã sống một đời trọn vẹn và bây giờ là bố đi theo nghiệp của bố rồi và chắc chắn là bố sẽ đi qua một cái cảnh giới khác.
Nếu như mà bố mà người sống tốt, nghiệp tốt thì sẽ sinh về cảnh giới an vui.
Thì mình tùy hỷ cho ông và nếu như mà ông mà vì tạo những cái nghiệp bất thiện mà bây giờ mà sanh vào quả khổ thì mình nói là nếu như con làm bất cứ việc thiện nào thì con xin hồi hướng phước cho bố, mong bố nếu như sanh vào cảnh giới khổ thì nhờ cái phước này để được sự an vui.
Và mỗi lần mà mình nhớ tới đó, mình nhớ về cái tâm như vậy là cái tâm là mình mong điều tốt đẹp cho người đó.
Đừng có nghĩ tới mình nhiều.
Bởi vì thường thường á khi mà tiếc nuối hụt hẫng là mình ồ bây giờ trước đây mình có bố lo cho mình, thương mình, bây giờ không có nữa, mình suy nghĩ theo hướng đó thì cái tâm tiếc nuối, tâm hụt hẫng sẽ càng ngày càng nhiều.
Cho nên cái đó không phải là chánh tư duy, suy nghĩ mà theo cái cách là cái của mình bây giờ không còn nữa, cái người mình thương bây giờ không còn nữa mình tiếc nuối và mình cứ nghĩ về quá khứ thì đó là cách suy nghĩ nó không đúng hướng.
Bây giờ mình suy nghĩ đúng hướng đó là bố mình đã sống một cuộc đời trọn vẹn, tốt đẹp và bố là một tấm gương sáng.
Vậy thì bây giờ những gì mà cái tốt mà bố đã tạo ra thì mình cố gắng mình duy trì cái cái và mình học tập, mình phát triển những cái tốt đó, mình tiếp nối bố để mình làm những cái điều tốt đẹp.
Vậy thì nếu như mình suy nghĩ một cách tích cực như vậy thì dù bố có vắng mặt đi nữa nhưng mà cái gia tài bố để lại cho mình nó vẫn còn ở bên mình và đó là cái tốt chứ không có cái gì mất mát hết.
Đúng không? Mình nghĩ theo cái cách mất mát thì mình sẽ thấy mất mát hụt hẫng nhưng mà mình nghĩ theo cái cách rằng là cái mất đi chỉ là cái thể xác thôi.
Còn cái giá trị tinh thần vẫn còn đó, những cái tốt đẹp vẫn còn đó và nếu như cái gì không vui mà có mình có những kỷ niệm không vui thì mình không cần nghĩ tới nó nữa, nó đã qua rồi.
Còn mình nghĩ nghĩ tới cái tốt đẹp và mình cố gắng phát triển, duy trì cái tốt của bố mình và làm được điều gì tốt thì hồi hướng cho bố cả thì cái nhớ đó nó không có làm ảnh hưởng xấu tới mình mà ảnh hưởng tốt nhiều hơn.
Con cảm ơn sư cô ạ.
Có một chị dưới kia đưa tay.
Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con xin chào sư cô cùng đại chúng.
Con tên là Nguyễn Thị Hòa pháp danh Hòa Ngọc và hôm nay con có câu hỏi với cô là hôm nay đề tài cô nói về nói con suy nghĩ là cũng như là chánh niệm á thì con gần đây nhất con cũng đã tỏ lỗi nhiều lắm nhưng mà gần đây nhất là ngày hôm qua con đi làm và con cũng có một cái tâm gọi là như là con là cái người hướng dẫn cho những người kia làm nhưng mà con cái hướng dẫn cái sự hướng dẫn của con thì con hướng dẫn cũng lâu rồi nhưng mà cái người mà họ đang làm á là họ làm họ không có nhớ nên họ làm sai.
Con cũng tỏ ra cái tâm sân của con, con bực tức và con đem cái chia sẻ đó con chia sẻ với người này người kia là tại cái người đó làm như vậy con chia sẻ với ba người nên là con xong rồi á thì con cũng nghĩ lại con cũng quay lại về chánh niệm thì con cũng biết là con đang bị sân và con chia sẻ cái đó là con sai.
Tại sao hôm nay cô giảng là hít ba hơi thở thì cái chánh niệm của con hôm qua nó mất tiêu rồi.
Hôm nay con nghe cô nói lại thì con không biết là con trong tâm của con con nghĩ là con sẽ vào Zalo và con nói với từng người là hôm qua con đã sân như vậy đó.
Thì con xin hỏi sư cô thì con có nên nói vậy hay không hay là con đứng trước chánh điện con sám hối những lời con làm.
A Di Đà Phật.
Tôi thấy cái này rất là hay, chỗ mình cảnh tỉnh mình nhìn lại mình thấy mình sai đó thì nếu như mà cái tư tưởng là mình lên mình nhắn tin thì có thể cái đó nó tích cực lắm.
Bởi vì mình bản thân mình á mình làm sai thì mình sám hối và khi mà mình nhắn tin với những người kia đó là mình cũng cho họ một bài học luôn để họ từ đó họ cũng nhận ra rằng là mình làm như vậy mà mình thấy sai thì lần sau mà họ có giận họ cũng sẽ không đi nói như mình.
Đó cũng là bài học vừa cho mình và vừa cho những cái người bạn của mình luôn.
Cho nên mình làm cái gì mà mình thấy rằng là lợi cho mình và lợi cho người thì mình nên làm.
À, còn nếu như mà nói mình chỉ cần đi sám hối với Đức Phật thôi thì cũng được nhưng mà chỉ lợi cho mình thôi, nhưng mà người kia thì không có được học về bài học đó.
Cho nên theo sư cô là nếu như mà mình có thêm là xin lỗi những người bạn nữa thì lợi cho cả hai.
A Di Đà Phật.
Thưa sư, hồi nãy con có qua bài học con có nghe sư giảng là ta có cái hạnh lắng nghe như xung quanh ta trong cuộc sống ví dụ là có chồng, có vợ hoặc có con hoặc bạn bè xung quanh ta, đôi khi tạo cái mâu thuẫn khiến cái sự sân giận của mình nó nổi lên.
Rồi khi ta khi nghe nghe sư giảng hoặc là khi ta chừng lại ta cảm thấy rằng chắc ta cũng phải có cái lỗi gì đó, ta phải nghe cái đối tượng đó là tại sao mà mình cứ tạo những cái mâu thuẫn để mình sân giận hoài, rồi cái đối tượng đó ngồi sẽ nói chuyện, mình ngồi mình lắng nghe, thậm chí hai ba tiếng cũng được để xem người ta có cái cảm nghĩ gì về mình và cái suy nghĩ gì về mình khiến người ta phải mâu thuẫn với mình như vậy.
Thưa sư con muốn hỏi rằng khi mà người ta nói lên những cái điều đương nhiên là những cái điều những cái lỗi xấu hầu như là xấu về mình thì mình lắng nghe hoặc hoặc mình nghĩ mình tốt hoặc là mình có lý do của mình nhưng mà không mình đang học cái hạnh lắng nghe, cho nên mình cứ yên để cho người ta nói xong rồi mình nhẹ nhàng mà mình nhận lỗi mà mình xin lỗi, mình nghĩ mình hứa rằng mình sẽ không tái phạm cái điều đó nữa.
Dạ, nhưng mà thưa sư nếu như mà những cái đối tượng xung quanh ta là một Phật tử người ta cũng có cái hạnh lắng nghe, người ta biết chia sẻ, người ta biết thông cảm thì lần sau những cái mâu thuẫn đó con nghĩ rằng nó sẽ dừng lại hoặc là nó bớt đi.
Nhưng nếu gặp một cái đối tượng người ta không phải là Phật tử, người ta không có những cái hạnh lắng nghe, hạnh thông cảm và mình chia sẻ gì đó thì người ta vẫn tạo cái mâu thuẫn của mình, vẫn tạo tiếp cái mâu thuẫn của mình và người ta nghĩ rằng à hôm trước chị đã xin lỗi tôi, chị đã sai rồi thế rồi bắt đầu người ta tiếp tục người ta vẫn có cái tư tưởng là người ta nghĩ mình sai, cho nên người ta tiếp tục người ta có những cái thái độ hoặc hành hành động hay cử chỉ hay lời nói gì đó.
Hoặc như con mình cũng vậy nó có cái cái cái cái cái bản chất của nó như nó nóng nảy và nó hành động tự phát một cái gì đó mà khi mình xin lỗi nó rồi nhưng mà mình biết đó là không đúng nhưng mà lần sau nó cứ thế mà nó phát huy lên.
Như vậy ý con muốn hỏi thưa sư thế mình cứ tiếp tục là mình lắng nghe và mình xin lỗi nó mãi không? Có thêm một phần sau nữa sư cô nói đó là khi người ta bình tĩnh rồi đó mình cũng giải thích chứ mình cũng giải thích vì sao mình hành động như vậy, vì sao mình phản ứng như vậy và trong đó có những cái người ta hiểu lầm mình.
Thì những cái người ta hiểu lầm trong khi mình lắng nghe đó đó thì có những cái đó mình sai nhưng mà cũng có những cái mình đúng nhưng mà người ta không biết hoặc người ta hoặc là người ta hiểu lầm, người ta cho là mình sai.
Thì khi đó mình xin lỗi xong thì mình vẫn có quyền giải thích để cho người ta hiểu, có quyền và cũng nên giải thích nữa.
Có người thì mình hay nghe nói là oan ức thì không cần biện bạch nhưng mà theo sư đó thì có những lúc oan ức mình nên biện bạch.
Vì sao? Bởi vì người ta không hiểu, người ta không biết, không nghe cho nên người ta không hiểu.
Thì những lúc đó mình cứ giải thích nếu như người mà có tâm cởi mở, biết lắng nghe thì họ sẽ nhận ra là trước đây họ đã hiểu lầm mình.
Cho nên không những mình xin lỗi họ mà họ cũng sẽ xin lỗi mình nữa.
Thì có cả hai bên chứ không phải là chỉ có một chiều mình xin lỗi mà thôi nhưng mà điều cái chuyện họ xin lỗi mình hay không đó đó là chuyện tùy thuộc ở họ, mình cũng không có mong chờ nhưng mà cái nhưng mà cái là mình cho người ta một cơ hội để người ta được hiểu và người ta có thể cảm thông với mình hơn.
Cho nên mình vẫn nên khi cuộc nói chuyện đó khi nào cũng phải có hai phần.
Mình ngồi yên lắng nghe người ta nói xong rồi thì mình cũng yêu cầu người ta ngồi lắng nghe mình nói lại chứ.
Dạ, rất cảm ơn sư.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni