Nghệ Thuật Tinh Tế Của Việc “Đếch” Quan Tâm
Mình mất hình như hơi bị nhiều thời gian cho việc đọc cuốn sách này, vì cứ lê lết mang nó theo trong balo mà mỗi lần đọc chỉ được dăm ba trang, cho nên không nhớ được nhiều và cụ thể. Tuy nhiên, đây thực sự là một cuốn sách hay đối với mình, trả lời cho mình rất nhiều thắc mắc đã từng và gật gù nhìn lại một số người, một số chuyện đã ngang qua cuộc sống của mình năm nay.
Lúc đang viết review cho cuốn sách này, mình sẽ đọc lướt lại để note những đoạn đắt giá đối với bản thân mình. Thực ra, mỗi câu mỗi đoạn trong vài trò giải thích một bài học của tác giả bản thân nó đều hay và cũng không khác gì một triết lí rồi. Tác giả nói “Đây là cuốn sách sẽ biến những nỗi đau của bạn thành một thứ công cụ, biến những chấn thương thành sức mạnh và biến những vấn đề trở thành những vấn đề sáng sủa hơn….làm thế nào để thực hiện mọi việc một cách tốt hơn, có ý nghĩa hơn, với nhiều đam mê và khiêm tốn hơn. Đây là cuốn sách về việc nhẹ nhàng tiến về phía trước mặc kệ những thống khổ dằn vặt bạn, về việc có thể ngủ ngon hơn mặc kệ những nỗi sợ hãi khủng khiếp nhất giày vò bạn và cười nhạo những giọi nước mắt khi bạn rơi lệ. Cuốn sách không dạy bạn cách để đạt tới điều này hay điều nọ, mà là làm thế nào để vứt bớt và buông bỏ.
- “Chìa khóa để có một cuộc sống tốt đẹp hơn là “đếch” cần quan tâm đến mọi thứ, bớt để ý đi, hãy quan tâm đến những gì là thật, cấp bách và thực sự quan trọng mà thôi”
- Vòng lặp địa ngục: “Mong muốn một trải nghiệm tích cực là một trải nghiệm tiêu cục, chấp nhận một trải nghiệm tiêu cục là một trải nghiệm tích cực. …Bạn càng muốn trở nên hạnh phúc và được yêu thương bao nhiêu thì bạn càng cảm thấy cô đơn và sợ hãi, dù người bên bạn có là ai đi nữa. Bạn càng muốn cho tâm hồn mình thanh thản thì bạn lại càng tự cho mình là trung tâm và thành ra nông cạn trên bước đường tiến tới”=> Đừng cố!
- “Mọi thứ đáng giá trong cuộc sống đều có thể đạt được nhờ vượt qua những trải nghiệm tiêu cực…Trốn tránh sự giày vò cũng chính là một sự giày vò. Trốn tránh đấu tranh cũng là tranh đấu….Nỗi đau được ví như một sợi chỉ không thể gỡ ra được trong tấm vải cuộc đời, việc giật nó ra không chỉ là một việc làm không tưởng, mà còn có tính hủy diệt:… Cố gắng chối bỏ nỗi đau chính là vì quá bận tâm tới nỗi đau. NGược lại, nếu như bạn có thể không thèm bận tâm tới nỗi đau, thì không gì có thể cản được bạn hết!
-“Khi bạn bận tâm tới quá nhiều thứ..bạn sẽ thấy luôn bị ám ảnh với việc phải trở nên thoải mái và hạnh phúc, rằng mọi thứ phải diễn ra theo đúng như ý bạn…Bạn sẽ thấy mọi xui xẻo như là bất công, mọi thử thách như thất bại, mọi sự bất tiện như sự yếu kém của bản thân, mọi sự bất đồng như bị phản bội…chạy vòng vòng với vòng lặp địa ngục của chính mình, cứ tiếp diễn như vậy mà chẳng đi tới đâu” - Bản thân cuộc đời đã là một sự chịu đựng đau khổ. Có những nỗi khổ này đau đớn hơn những nỗi khổ khác. Nhưng dù sao thì tất cả chúng ta đều phải chịu đựng. Nỗi đau, dù ở bất kỳ hình thức nào đều là một cú thúc hiệu quả nhấ cho cơ thể chúng ta. Nỗi đau thể xác là sản phẩm của hệ thống thần kinh, một cơ chế phản hồi giúp ta cảm nhận được sự cân bằng của cơ thể- nơi nào ta có thể hay không nên đi tới hay cái gì ta có thể hoặc không thể chạm vào. Khi vượt quá những giới hạn này, hệ thống thần kinh của ta sẽ trừng phạt chúng ta một cách thích đáng nhằm đảm bảo rằng ta chú ý và không bao giờ phạm phải sai lầm đó nữa… Tương tự, nỗi đau tính thần của chúng ta cũng là một lời cảnh báo về điều gì đó đang mất cân bằng, một giới hạn nào đó cần phải vượt qua…Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ của chúng ta hầu như không phân việt giữa nỗi đau thể xác với nỗi đau tinh thần.=> Vâng, chính vì vậy nếu bạn vấp té ở chỗ khác, chỗ mới thì tui không nói nhưng mà nếu đau mà vẫn cứ vấp té hoài 1 chỗ nghĩa là bạn quá lì rồi.
- Hạnh phúc đến từ việc giải quyết các vấn đề
- Sự ám ảnh và chú tâm quá nhiều vào cảm xúc sẽ không mang lại kết quả tốt, vì các cảm xúc thường không kéo dài mãi mãi. Bất cứ điều gì ngày hôm nay khiến cho ta thấy hạnh phúc sẽ khong còn tương tự ngày mai nữa bởi vì chức năng sinh học của chúng ta luôn ddoif hỏi có thêm thứ khác nữa… Và mặc cho tất cả mồ hôi nước mát ta đổ ra, rốt cuộc rồi ta cũng thấy ngỡ ngàng như lúc mới bắt đầu…Những gì mà ta đạt được cũng đồng hành với thứ mà ta mất đi, những gì mang tới trải nghiệm tích cực cũng sẽ đồng thời mang tới trải nghiệm tiêu cực….Người kết hôn với bạn là người luôn cãi vã với bạn. Công việc trong mơ là công việc mà bạn sẽ đổ mồ hôi sôi nước mắt vì nó. Mọi thứ đều đi kèm với một sự hi sinh tương xứng nên chính vì vậy chúng ta hãy biết “lựa chọn nỗi khổ của riêng bạn”. Ai cũng vui thích với những điều tốt đẹp để trả lời cho câu hỏi “bạn mong muốn điều gì trong cuộc đời này?” nhưng không ai nghĩ tới câu hỏi “Bạn muốn có nõi đau nào trong cuộc đời mình? Bạn sẵn sàng chịu đựng vì điều gì?” Bởi vì nó mới chính là câu hỏi quyết định cuộc đời ta sẽ chuyển sang hướng nào.
VD: ” Hầu hết mọi người đều muốn có một cuộc mây mưa mỹ mãn và một mối quan hệ tuyệt với, nhưng chẳng mấy ai nguyện ý trả qua những cuộc đấu khẩu, những lúc yên lặng bói rối, những lúc tổn thương và biến động cảm xúc dữ dội để đạt được điều đó. Vì thế mà họ thỏa hiệp” ..cho đến ngày mà mọi thứ đổ vỡ…họ tự hỏi “vì cái gì?” ” Nếu như khong phải vì hạ thấp tiêu chuẩn và kỳ vọng của họ vào hai mươi năm trước thì là vì cái gì? Bởi vì hạnh phúc đòi hỏi sự chịu đựng. Nó phát triển từ các vấn đề. Niềm vui có mọc ra từ mặt đất như là mấy bông cúc vàng và cầu vồng đâu cơ chứ”
-Thành công, hạnh phúc là một núi giấc mơ mà con đương lên tới đỉnh thì “dài vạn dặm”. Đừng để chúng ta mất quá nhiều thời gian rồi mới nhận ra rằng chúng ta không thích leo núi mà chỉ thích nghĩ đến việc mình đang ở trên đỉnh núi mà thôi.
-Những người tự cho mình đặc quyền đều rỉ ra một mức độ ảo tưởng sức mạnh nhất định. Sự tự tin này có thể đầy mê hoặc đối với những người khác, ít nhất trong một thời gian…Nhưng vấn đề đối với việc tự cho đặc quyền nằm ở chỗ, nó khiến người ta cần phải cảm thấy tốt đẹp về bản thân vào mọi lúc, ngay cả khi phải trả giá bằng những người bên cạnh họ. Vì vì những người luon cảm thấy tốt đẹp về bản thân, thành ra họ dành hầu hết thười gian của mình vào việc nghĩ về bản thân. ..Một khi người ta đã phát triển lối suy nghĩ để luôn nhìn nhận những gì diễn ra xung quanh mình như là một sự tự phóng đại, rất khó đẻ kéo họ ra khỏi đó…Sự tự cho bản thân đặc quyền tự nó đóng đinh vào một kiểu bong bóng tự yêu mình, bóp méo bất kỳ điều gì và mọi thứ theo cái cách nhằm củng cố cho nó…Nếu có chuyện tốt xảy đến với họ thì đó là vì tai ba của họ. Nếu xảy ra chuyện xấu thì đó là bởi có kẻ ghen tị và hãm hại họ….Thước đo thực sự của giá trị bản thân không phải là việc một người cảm thấy nhưu thế nào về những trải nghiệm tích cực của mình mà là về những trải nghiệm tiêu cực…Một người không thể đối mặt với những vấn đề của chính mình, dù anh ta có cảm thấy bản thân tốt đẹp như thế nào đi nữa, thì anh ta vẫn là kẻ yếu đuối….Họ chỉ biết đuổi theo hết sự hưng phấn này đến sự hưng phấn khác và tích tụ ngày càng nhiều sự chối bỏ…Nhưng rồi một lúc nào đấy, thực tại cũng sẽ ập đến và các vấn đề ẩn giấy sẽ hiện ra…
- Sự thật là chẳng có thứ gì được gọi là vấn đề cá nhân hết. Nếu như bạn gặp phải một vấn đề nào đó thì có khả năng là hàng triệu người khác đã, đang và sẽ gặp phải nó. Rất có thể trong số đó có cả những người mà bạn quen biết. Điều này không làm giảm thiểu vấn đề, hay có nghĩa là nó không làm ta đau đớn. Và nó không có nghĩa là bạn không phải là nạn nhân hợp pháp trong một vài hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa là bạn cũng chẳng có gì đặc biệt cho lắm.
- Tấm vé để có được sự khỏe mạnh về mặt tinh thần là chấp nhận sự thật nhạt nhẽo và thế tục của cuộc sống..việc này cho phép bạn đạt tới những điều mà bạn ao ước mà không phải chịu những phán xét hay những kỳ vọng cao ngất. Bạn sẽ ngày càng trân trọng những trải nghiệm căn bản của cuộc sống: niềm vui thích trước tình bạn giản dị, của việc tạo nên một thứ gì đó, giúp đỡ một ai đó, đọc được một quyển sách hay, vui đùa với người mà bạn quan tâm. Nghe có vẻ nhàm chán và tầm thương nhưng “chúng thật sự có ý nghĩa”.
- Giá trị của sự chịu đựng: Kể về câu chuyện một người lính Nhật đã ở trong rừng chiến đấu “không đầu hàng” suốt 30 năm cô độc vì một cuộc chiến không tồn tại, sau đó được trở về lại đất nước nhưng đáng mỉa mai là cuộc sống hiện tại thay đổi quá nhiều khiến ông chán nản….”Ít nhất thì khi ở trong rừng, cuộc đời của ông cũng tồn tại vì một điều gì đó, có ý nghĩa nào đó. Điều ấy khiến những đau khổ của ông có thể chịu đựng được thậm chí còn có một chút ít đáng ước ao….” Còn bây giờ “sự chịu đựng của ông không còn mang một nghĩa lý gì và thậm chí còn khiến không phải nhận ra 1 điều rằng ông đã phí hoài 30 năm.
Comments are closed.