Nữ quyền độc hại

Quốc tế phụ nữ ngày phụ nữ vùng lên nữ quyền hừng hực.
Mình là một người cực kỳ cổ vũ việc phụ nữ có tiếng nói có quyền lực và được lựa chọn cách sống riêng của mình nhìn tôi đi có nữ tính chỗ nào đâu rồi làm sao mà có thể đáp ứng được những cái chuẩn mực và định kiến truyền thống của xã hội còn lâu.
Nhưng mà mình cũng là loại người mà tin vào việc làm cái gì thì cũng phải có lý nên hôm nay mình muốn nói nhỏ là chị em chúng ta vùng lên giành nữ quyền nhưng mà đừng có lỡ trượt chân vô cái hố gọi là nữ quyền độc hại.
Mà nữ quyền độc hại là cái gì nữa? Sau đây mình sẽ nói về ba biểu hiện của nữ quyền độc hại mà trong đó cái thứ ba nó độc đáo lắm chị em nhớ coi tới cuối nha.
À video này hoàn toàn không phủ định sự tồn tại của việc là ở một số nơi vẫn có việc đàn ông kỳ thị phụ nữ cũng như không phủ định sự tồn tại của nữ quyền chân chính cho nên ai mà cố tình đánh tráo khái niệm để mà gây tranh cãi thì mình miễn tiếp nha.
Okay trước khi nói tiếp có ai đã từng tự hỏi là ngày Quốc tế phụ nữ ở đâu ra không? Rồi vì sao có ngày Quốc tế phụ nữ mà không có ngày Quốc tế phụ nam.
Ai mà chưa thì giờ ngồi xuống mình kể chuyện nghe chơi nè.
Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1908 khi hơn 15.
000 phụ nữ xuống đường ở New York đòi quyền lợi lao động giảm giờ làm và quyền bầu cử.
Một năm sau thì ngày Quốc tế phụ nữ lần đầu tiên đã được tổ chức tại Mỹ.
Năm 1910 tại một hội nghị quốc tế về phụ nữ ở Copenhagen Đan Mạch ngày Quốc tế phụ nữ đã chính thức ra đời khi nhà hoạt động nữ quyền Clara Zetkin đề xuất ý tưởng về một ngày dành riêng để tôn vinh phụ nữ trên toàn cầu và đã nhận được sự đồng thuận của 100 đại biểu nữ từ 17 quốc gia.
Năm 1911 thì Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ là những nước đầu tiên tổ chức ngày Quốc tế phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 với hơn một triệu người tham gia các cuộc biểu tình để đòi quyền lợi lao động và bầu cử.
Nhưng cũng chính trong năm nay thì bi kịch đã xảy ra ngày 25 tháng 3 năm 1911 một vụ cháy lớn tại nhà máy Triangle Shirtwaist ở New York đã khiến hơn 140 nữ công nhân thiệt mạng vì điều kiện làm việc quá tồi tệ.
Sự kiện này đã càng thúc đẩy phong trào đấu tranh cho quyền phụ nữ mạnh mẽ hơn.
Dù được tổ chức rộng rãi ở nhiều nước mãi đến năm 1977 thì Liên Hợp Quốc mới chính thức công nhận ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ và đánh dấu sự công nhận trên phạm vi toàn cầu.
Tui biết làm cái video này là thế nào cũng sẽ ăn nhiều gạch đá của mấy bà sồn sồn đó.
Vì mấy bà sồn sồn á là kiểu tính sẽ không nghe hết video đâu nghe nửa chừng nữa vờ không hiểu hết ý rồi xong mới làm vậy đó nên mấy chị em chúng ta mình ngồi xuống mình nhâm nhi trà mình nghe tui nói rõ từng chữ trước khi mà mình bắt đầu trả bài phim nha.
Và đây chính là biểu hiện đầu tiên của nữ quyền độc hại.
Chỉ có phụ nữ mới là nạn nhân.
Đúng phụ nữ thường sẽ bị mang áp lực phải vun vén nhà cửa phải nuôi dạy con cái trong khi vẫn phải kiếm tiền.
Nhưng cùng lúc đó vẫn có những người đàn ông họ chịu áp lực phải làm trụ cột tài chính và thậm chí có khi cả nhà không ai khác đi làm mà họ còn không có quyền được than vãn nữa vì như vậy là yếu đuối.
Nhưng có những chị em lại cho rằng áp lực này dành cho cánh đàn ông là điều hiển nhiên đâu có gì phải thông cảm.
Cảm ơn đồ chứ.
Và chỉ có chúng ta là nạn nhân trong xã hội này thôi.
Khi mà chúng ta chỉ cố tình thấy vấn đề từ một phía để mà đòi quyền lợi cho mình thì cách chúng ta đang đòi hỏi nó không còn là sự bình đẳng nữa nó đã trở thành sự đặc quyền rồi.
Mình làm video này không phải phê phán phụ nữ nha.
Ủa mình là phụ nữ mà mình ngu gì mình tự chửi mình.
Nhưng mà mình là cái loại người mà luôn nhìn mọi thứ từ hai phía hoặc là ba phía bốn phía có nhiêu phía tui nhìn hết á để mà có một cái nhìn công tâm nhất nên mình thấy nếu chúng ta để dùng từ bình đẳng nó phải mang đúng nghĩa bình đẳng.
Chúng ta đấu tranh cho bình đẳng giới nó phải bao gồm tất cả những ai đang không được đối xử bình đẳng do cái giới họ mang chứ không chỉ là phụ nữ.
Thực tế là bạo lực gia đình vẫn xảy ra với nam giới đó chứ số liệu thống kê của Mỹ năm 2022 cho thấy 1/3 các vụ bạo lực gia đình có nạn nhân là nam giới.
Thống kê tới tháng 6 năm 2023 của Anh cũng cho con số tương tự và bản thân chúng ta Việt Nam năm 2023 cũng đã công bố là trong tổng số 3193 nạn nhân của bạo lực gia đình có 82,3% là nữ giới và 17,7% là nam giới tương ứng với con số 565 người.
Như vậy phụ nữ chúng ta đâu phải là nạn nhân duy nhất và cũng không phải nam giới luôn là kẻ thủ ác.
Bạo lực không chỉ là bạo lực thể xác nó còn có bạo lực tâm lý và bạo lực tài chính nữa.
Nhưng mà khi nam giới gặp phải các vấn đề này họ thường sẽ không dám tố cáo bởi vì một không ai tin họ cả.
Đàn ông bị phụ nữ đánh sao xạo không à? Đàn ông được quấy rối sướng quá trời còn bày đặt.
Trong khi phụ nữ thì rất dễ nhận được sự cảm thông an ủi của xã hội bởi vì chúng ta là phái yếu mà.
Thứ hai họ thấy xấu hổ họ sợ bị cười nhạo bị mang tiếng là đàn ông mà lại yếu đuối.
Rồi khi ít người dám nói ra việc mình là nạn nhân thì xã hội sẽ không có đủ nhận thức về điều đó dẫn tới là không có nhiều hệ thống hỗ trợ cho các nạn nhân là nam giới.
Như vậy có thực sự đã công bằng chưa? Biểu hiện nữ quyền độc hại thứ hai là suy nghĩ.
Đàn ông là gốc rễ của mọi vấn đề.
Có luôn một thuật ngữ cho cái lối tư duy này nè đó là Misandry nghĩa là sự căm ghét định kiến hoặc là phân biệt đối xử đối với nam giới.
Nó là một thái cực đối lập của Misogyny chủ nghĩa ghét phụ nữ.
Đấu tranh vì nữ quyền chưa bao giờ sai nhưng nói sai khi nó mang tính phiến diện.
Chúng ta đấu tranh vì nữ giới nhưng mà lại có một nhóm dùng cách là hạ thấp nam giới thay vì chỉ tập trung vào tôn vinh những cái giá trị tốt đẹp của nữ giới để nâng cao nhận thức của xã hội về các giá trị đó và thông qua đó sẽ phá vỡ dần cái sự bất công.
Những người mà theo nữ quyền độc hại sẽ coi đàn ông là gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội.
Ví dụ như cái câu than thở quen thuộc là lương phụ nữ lúc nào cũng thấp hơn đàn ông.
Khi nói câu này liệu chúng ta đã thử nghĩ tới các khía cạnh là thông thường phụ nữ có xu hướng chọn những nghề nghiệp nhẹ hơn vì nó phù hợp với thể chất chúng ta mà.
Và rồi bản thân các việc này mặc bằng lương nó lại thấp hơn những việc khác.
Thêm một yếu tố nữa làm lương bạn có thể thấp hơn đồng nghiệp nam đó là nữ giới chúng ta ít khi có được sự kiên quyết và dạn dĩ để đàm phán lương.
Còn ở các vị trí quản lý cao lương cao thì liệu phụ nữ có được sự ổn định tâm lý và cảm xúc như nam giới để đạt được hiệu quả công việc tương đương hay không? Có nhưng là thiểu số.
Phụ nữ chúng ta vốn là chủng loài nhiều cảm xúc và dễ lay động đó là một thực tế nữa chứ không hề là một định kiến gì cả.
Nếu muốn đòi hỏi một sự công bằng chúng ta cũng phải có khả năng cống hiến tương đương với kia cho cùng một doanh nghiệp.
Nếu không một lần nữa cách chúng ta đòi hỏi không còn là công bằng nữa mà nó lại là sự đặc quyền.
Vì tôi là phụ nữ nên tôi phải được đối xử như gì như gì nè.
Ủa tức là chúng ta đang tự tạo ra sự phân biệt giới tính luôn á.
Chưa kể người có tư duy nữ quyền độc hại sẽ khẳng định rằng nam giới dành hết mọi cơ hội việc làm của nữ giới.
Vậy họ có bao giờ nhận ra rằng có những nghề gần như không có sự tồn tại của nữ giới mà đàn ông phải gánh vác hết do thể chất phụ nữ không cho phép chịu được cái khắc nghiệt của các nghề đó không? Ví dụ như là cứu hỏa khai khoáng lặn công nghiệp công nhân đường hầm và các nghề siêu nguy hiểm liên quan tới độ cao và điện cao thế.
À có thêm một cái này nữa mà mình nghĩ là chúng ta đang được hưởng đặc quyền mà chúng ta không nhận ra nè.
Phụ nữ đâu có phải đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Dĩ nhiên vẫn có nhiều nam giới trốn nghĩa vụ nhưng mà đã nói là trốn rồi thì thôi khỏi phải nhắc tới làm gì đúng không? Riêng cái này thôi là các bạn có thể thấy chúng ta đã và đang được đối xử một cách đặc biệt hơn nam giới rồi đó.
Cái câu đàn ông yếu đuối thì vô dụng cũng là một câu cửa miệng của người theo chủ nghĩa nữ quyền độc hại đó.
Những người này ngoài miệng thì hô hào chống đối trọng nam khinh nữ nhưng mà chính họ là người cổ vũ việc hạ thấp và khinh thường nam giới.
Nói ra câu đó đâu có khác gì khi người ta nói câu đàn bà không có hiền thục thì vứt đi.
Người ta nói vậy nghe có lọt cái lỗ tai mình không? Không lọt thì mắc gì nói người khác như vậy.
Làm vậy đâu có nghĩa là chúng ta có sự công bằng.
Chúng ta chỉ đảo ngược sự bất công thôi bất công từ phụ nữ chuyển sang cho nam giới.
Đồng ý vẫn có những người đàn ông còn suy nghĩ rất là cổ hủ gia trưởng và áp đặt các tiêu chuẩn cũ kỹ lên phụ nữ nhưng không có nghĩa là mọi người đàn ông ngày nay đều như vậy.
Và thay vì để rồi thiện hạ và nỗ lực để chứng minh mình có thể sống tốt và thành công thành phước mà không cần tuân theo các cái tiêu chuẩn đó thì người theo nữ quyền độc hại lại chọn cách là trở thành kẻ bạo lực ngôn từ với cả một cái giới tính.
Vậy thì chúng ta cũng đâu có khác gì những thành phần kỳ thị của cái giới bên kia đúng không? Người theo nữ quyền độc hại cũng sẽ từ chối quyền tham gia phát biểu của đàn ông vào các vấn đề liên quan tới phụ nữ với cái mẫu câu như là đàn ông thì biết gì về nữ quyền mà nói.
Ủa cái này nghe quen không mấy bạn? Giống với gì ta? Giống với câu này nè.
Đàn bà thì biết gì về chính trị mà nói đi vô bếp nấu ăn đi.
Đó mình đấu tranh xóa bỏ phân biệt giới cho đã xong cái giờ phát biểu câu y chang bình đẳng giới chưa? Cái tư duy mà đổ lỗi và hạ bệ nam giới để tôn nữ quyền lên kiểu này á thật ra nó chỉ tạo ra một cái sự bất bình đẳng mới chứ không hề xóa bỏ được cái gì hết á.
Nó gây ra sự chia rẽ ở trong xã hội thay vì hướng đến một sự tôn trọng lẫn nhau.
Mà chính cái sự tôn trọng này nó là điều kiện tiên quyết để mà xóa bỏ dần sự kỳ thị.
Bây giờ tới cái biểu hiện thứ ba nè như hồi nãy mình hứa với mấy bạn cái biểu hiện này nó thú vị dữ lắm đó là phụ nữ có quyền bình đẳng trừ cô ta.
À bà nào nói với tôi là chưa thấy cái vụ này đi hoặc là bà nào đã từng làm vậy rồi khai mau.
Chị em chúng ta đấu tranh dữ lắm để có được cái tiếng nói có được sự tự do định đoạt cuộc đời mình nhưng mấy cô mấy chị mà thấy bà nào làm khác kiểu của mình cái là sai là chửi người có chồng thì ý kiến về người chọn sống độc thân người có con thì khinh thường người chọn không con cái.
Và ngược lại người thích ăn mặc hở hang thì dè bỉu người chọn style kín đáo rồi cũng ngược lại luôn người thích buông thả với cái cơ thể dưới cái mác là body positivity thì phê phán người ăn uống có kỷ luật để mà giữ dáng và giữ sức khỏe củng lạ ha.
Thực sự thì chúng ta đâu có cần tới phiên đàn ông nhảy vô để mà coi thường mình đâu.
Vì chúng ta đã tự lập bè phái để phân biệt đối xử đả áp nhau rồi.
Và đó là những người mang cái chủ nghĩa nữ quyền nửa mùa vì nữ quyền đối với họ nó chỉ phục vụ cho lợi ích riêng của họ thôi chứ không hề mang ý nghĩa cộng đồng để đem lại công bằng cho toàn xã hội.
Chỉ có cách của tôi là đúng thôi chỉ có lựa chọn của tôi là chuẩn thôi.
Mấy bà nói tôi xa đi sinh ra đã là cái thân đàn bà rồi đã phải mang những cái định kiến của xã hội rồi mà phụ nữ với nhau đã không ủng hộ nhau được không nâng nhau lên được rồi còn tạo thêm định kiến nữa rồi thôi lại cái gì đàn ông nhìn vô người ta có cái cảm hứng người ta muốn văn minh lên muốn tôn trọng mình hơn.
Làm vậy thì chúng ta đã thua từ đầu ván cờ này rồi.
Chị em xài mạng xã hội mà để ý á là sẽ thấy hầu như chỉ có phụ nữ chê phụ nữ thôi nha.
Đẹp vậy chắc phẫu thuật thẩm mỹ đập đi xây lại chứ đâu ra? Cái độc không trái gái độc không con.
Ốm nhìn thấy ghê chứ đẹp đẽ gì phải có da có thịt vô.
Ê con đó lấy chồng Tây là đào mỏ chắc.
Đâu có ai bắt bạn phải comment đâu có ai bắt bạn phải có ý kiến cũng không ai bắt chê hỏng có ai bắt hạ bệ nhau luôn á.
Tự mình ghen ăn tức ở không à? Rồi đòi nữ quyền là quyền gì? Quyền bắt nạt hả? Thôi nói tới đây chắc chị em đủ hiểu rồi đúng không? Chứ nói nữa mình thấy tội thương quá.
Tính ra từ lúc mà chính thức được Liên Hợp Quốc công nhận nữ quyền tới giờ mới có 48 năm mà còn chưa được nửa thế kỷ đó mọi người ơi.
Cái quyền tự do này nó đã được bao lâu đâu mà sao phụ nữ chúng ta không yêu thương nhau không hỗ trợ nhau để mà cùng nhau đi lên được vậy? Vừa rồi là ba biểu hiện của nữ quyền độc hại trong hiểu biết hạn hẹp của mình.
Mà mình hi vọng là nếu ai đang lỡ có hành vi tương tự thì sẽ muốn xem xét lại bản thân để mà thoát ra khỏi nó.
Hoặc nếu chưa thì chúng ta sẽ lưu ý để mà không mắc phải.
Có như vậy thì hội chị em chúng ta mới thật sự là đoàn kết được để mà tiếp tục đấu tranh và đấu tranh một cách văn minh hợp lý cho sự bình đẳng giới.
Chúc cho tất cả phụ nữ chúng ta sẽ có một ngày Quốc tế phụ nữ thật ấm áp và đầy ý nghĩa.
Nếu thấy video này bổ ích thì hãy đừng quên like share và subscribe nha.
Muah!